Tiến Sĩ Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC

    DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

    MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG 13
    1.1. Hệ thống quan hệ quốc tế 13
    1.1.1. Nhận thức chung về hệ thống quan hệ quốc tế . 13
    1.1.2. Hệ thống quan hệ quốc tế trong lịch sử thế giới . 21
    1.1.3. Đặc điểm hệ thống quan hệ quốc tế đương đại . 23
    1.2. Ngoại giao đa phương 33
    1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngoại giao đa phương . 33
    1.2.2. Các nhân tố tác động đến ngoại giao đa phương trong quan hệ quốc tế đương đại . 39
    1.2.3. Đặc điểm của ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại 44

    CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM 50
    2.1. Ngoại giao đa phương trong lĩnh vực an ninh - chính trị . 50
    2.1.1. Tình hình an ninh- chính trị sau chiến tranh lạnh . 50
    2.1.2. Những hoạt động ngoại giao đa phương chủ yếu . 55
    2.2. Ngoại giao đa phương trong lĩnh vực kinh tế . 68
    2.2.1. Tình hình kinh tế thế giới hiện nay . 68
    2.2.2. Những hoạt động ngoại giao đa phương chủ yếu . 74
    2.3. Ngoại giao đa phương trong lĩnh vực văn hóa - xã hội . 82
    2.3.1. Một số vấn đề văn hóa - xã hội trên thế giới hiện nay 82
    2.3.2. Những hoạt động ngoại giao đa phương chủ yếu . 88
    2.4. Ngoại giao đa phương Việt Nam trong thời kỳ đổi mới . 100
    2.4.1. Kết quả của hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam . 101
    2.4.2. Những vấn đề đang đặt ra 106

    CHƯƠNG 3: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG THẬP NIÊN TỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM . 111

    3.1. Ngoại giao đa phương trong thập niên tới 111
    3.1.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động ngoại giao đa phương 111
    3.1.2. Xu hướng vận động của ngoại giao đa phương 121
    3.2. Một số kiến nghị định hướng chính sách cho Việt Nam . 125
    3.2.1. Tăng cường chất lượng dự báo chiến lược và công tác nghiên cứu cơ bản
    125
    3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách
    3.2.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách về ngoại giao đa phương . 131
    3.2.4. Nâng cao vai trò của một thành viên có trách nhiệm tại các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương . 134
    3.2.5. Xác định kịp thời, chính xác đối tác đa phương và lĩnh vực trọng tâm trong định hướng chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam 136
    KẾT LUẬN . 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 151


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài luận án
    Từ tháng 12 năm 1991, trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ tan rã kéo theo quá trình tan rã của hệ thống Yanta – hệ thống quan hệ quốc tế đặc trưng trong thời kỳ chiến tranh lạnh (đối đầu ðông – Tây, phân phe, phân nhóm theo trục ý thức hệ và chế độ chính trị). Thay vào đó là quá trình hình thành hệ thống quan hệ quốc tế đương đại với những đặc điểm mới về chủ thể, tương quan lực lượng, cấu trúc quyền lực và nguyên tắc hoạt động. Trong hệ thống này, bên cạnh quan hệ song phương truyền thống, các quan hệ đa phương ngày càng phong phú, đa dạng và mạnh mẽ. Ngoại giao đa phương đã và đang trở thành một trong những phương thức hoạt động ngoại giao phổ biến của quan hệ quốc tế hiện đại.
    Mặc dù ngoại giao đa phương còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế nhất định dẫn đến những đánh giá và nhìn nhận khác nhau về vai trò của ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại, nhưng thực tiễn quốc tế đã ghi nhận ngoại giao đa phương là kênh ngoại giao hữu hiệu giúp các chủ thể (đặc biệt là các quốc gia - dân tộc) nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế tại cùng một thời điểm. Ngoài ra, toàn cầu hóa với sự tăng tốc mạnh mẽ trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại đang tạo ra một thế giới phụ thuộc lẫn nhau cao độ trên nhiều lĩnh vực. ðiều này là tiền đề cho ngoại giao đa phương phát triển với tư cách là một phương thức tập hợp nguồn lực để triển khai thuận lợi hơn chính sách đối ngoại của các chủ thể (quốc gia – dân tộc). ðồng thời, trước những vấn đề nảy sinh trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay, các chủ thể không thể đơn lẻ tự giải quyết được mà đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động. Trong đó cách thức tốt nhất đảm bảo thành công nhanh nhất và hiệu quả nhất để tập hợp sức mạnh tập thể là ngoại giao đa phương. Sự thu hút và tính hiệu quả này của ngoại giao đa phương đã nhận được những quan tâm đặc biệt từ
    các chủ thể quan hệ quốc tế. Bằng những chính sách và hoạt động cụ thể, các chủ thể (đặc biệt là các quốc gia – dân tộc) đang coi ngoại giao đa phương như một sân chơi đầy tiềm năng giúp sức cho họ thực hiện mục tiêu an ninh, phát triển và tăng cường ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
    Việt Nam với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế hiện đang nỗ lực sử dụng ngoại giao đa phương nhằm tìm kiếm các giải pháp góp phần “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế ” [24, tr.57]. Tham gia các hoạt động ngoại giao đa phương từng bước sáng tạo và chủ động góp phần đem lại nhiều thành công cho ngoại giao Việt Nam nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Cho đến nay, việc Việt Nam là thành viên của hầu hết các tổ chức, diễn đàn đa phương quốc tế chủ chốt đã và đang làm bàn đạp cho kinh tế phát triển, cho chính trị ổn định, đặc biệt giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
    Với những tác động và vai trò quan trọng trên, nghiên cứu khả năng và hoạt động của ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. ðiều này giúp các chủ thể trong đó có Việt Nam không chỉ nhận diện được tình hình hiện tại, đánh giá hoạt động của ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại mà quan trọng hơn là có tầm nhìn dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao đa phương trong những năm tới. ðồng thời các chủ thể có căn cứ cho định hướng chính sách hợp lý để tham gia ngoại giao đa phương ngày càng tích cực và hiệu quả hơn.
    Xuất phát từ nhận thức đó, trên cơ sở kế thừa một số công trình nghiên cứu, tôi đã chọn “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ với mong muốn góp phần luận giải các
    vấn đề mang tính học thuật nêu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...