Tài liệu Ngô Thì Nhậm - Hải Lượng đại thiền sư

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) là danh sĩ, nhà văn, nhà tư tưởng đời Hậu Lê - Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh tan quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân từ gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, (tục gọi là làng Tó), trấn Sơn Nam (nay là xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, Hà Nội). Thuở nhỏ, ông tên là Phó, sau đổi là Nhậm, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Ông là người thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông đỗ khoa sĩ vọng năm 1769, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh, được chúa Trịnh Sâm quý mến. Năm 1778, ông được bổ làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó, cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.


    Sau vụ án năm Canh Tý (1780), Ngô Thì Nhậm bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải, nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh cầu hiền. Danh sĩ Bắc Hà đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngô Văn Sở và Đặng Tiến Đông. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ khác, như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch; các tiến sĩ, như Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan, Đồn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Phạm Huy Lượng . sau này đã lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn.(*)


    Cuối năm Mậu Thân (1788), do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê, Ngô Thì Nhậm đã hiến kế giúp vua Quang Trung lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng quân Thanh của nhà Tây Sơn. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Ngô Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.


    Sau khi Quang Trung mất (năm 1792), Ngô Thì Nhậm không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học. Gia Long tiêu diệt được nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích bị đem ra kể tội và đánh đòn tại Văn Miếu. Ngô Thì Nhậm qua đời tại quê - làng Tó, Tả Thanh Oai, đó là ngày 16 tháng 2 năm Quý Hợi tức ngày 7 tháng 4 năm 1803.


    Tuy chỉ hưởng thọ 57 tuổi, nhưng Ngô Thì Nhậm đã có nhiều cống hiến cho dân tộc. Đặc biệt, ông đã để lại một kho tàng văn thơ có giá trị cho những người đời sau học hỏi và nghiên cứu. Ở đây, có thể kể đến một số tác phẩm lớn của Ngô Thì Nhậm về văn, thơ và phú.


    Về thơ, Ngô Thì Nhậm có một số tập thơ nổi tiếng, như Bút hải tùng đàm, Thủy vân nhàn đàm (Thủy vân nhàn vịnh), Ngọc đường xuân khiếu, Cúc hoa thi trận, Thu cận dương ngôn, Cẩm đường nhàn thoại, Hy Doãn công thi văn tập, Hoàng hoa đồ phả, Sứ trình thi họa, Yên đài thu vịnh. Về phú, ông có 17 bài chép ở tập Kim mã hành dư. Về văn, ông có một số tác phẩm lớn, như Hàn các anh hoa, Bang giao hảo thoại, Xuân Thu quản kiến, Kim mã hành dư và đặc biệt, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được coi là tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm. Ông viết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với ý muốn xây dựng thành kinh sách để thuyết pháp, trong đó nội dung thể hiện rõ sự kết hợp giữa Nho, Phật và Lão, nhằm kế tục Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Do vậy, người ta gọi ông là tổ thứ tư của Thiền phái Trúc Lâm. Còn sư Hải Hòa và hòa thượng Hải Âu thì gọi ông là Hải Lượng đại thiền sư. Ông đặt tên kinh này là Đại chân viên giác thanh. Kinh chia làm 24 chương nên cũng gọi là Nhị thập tứ chương kinh; mỗi chương là một thanh (Thanh là lời nói, thanh cũng là giáo lý), mỗi thanh gồm ba phần là Thanh dẫn, Chính văn và Thanh chú.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...