Tiểu Luận Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở ĐầuThực phẩm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong đời sống của con người. Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ, các nhu cầu về ăn uống cũng trở nên cầu kì hơn, đòi hỏi chất lượng hơn vì thế nhiều sản phẩm thực phẩm mới, đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho người tiêu dung đang được nghiên cứu và sản xuất. Tuy nhiên, hiện trạng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta là chưa thực sự tốt và đang là một trong những vấn đề nóng hổi được nhà nước và xã hội quan tâm nhiều nhất.
    Trong một vài năm trở lại đây, nước ta đã và đang xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm gây chết người trong các bữa ăn gia đình, bữa ăn của các công nhân trong các xí nghiệp, công xưởng. Đấy còn chưa tính các trường hợp ngộ độc mãn tính do thực phẩm bị nhiễm các hóa chất độc tích lũy, gây hại cho cơ thể con người mà chưa biết khi nào bộc phát. Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm như: do thuốc bảo vệ thực vật, do sử dụng phụ gia, do sử dụng các hóa chất có tính sát khuẩn Trong đó, ngộ độc thực phẩm do nhiễm phải kim loại nặng càng ngày càng được nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn bởi tác hại khôn lường của nó đối với sức khỏe người tiêu dung.
    Hiện nay có nhiều kim loại nặng nhiễm vào thực phẩm nhưng nhiều nhất phải kể đến là: Chì (Pb), thủy ngân (Hg), Asen (As), Cacdimi (Cd), ngoài ra còn có kẽm (Zn), Niken (Ni) Do tình cấp thiết của vấn đề này và để đảm bảo, phòng chống các vụ ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng gây ra, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về đề tài:” Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng”. Chúng tôi hy vọng rằng, những hiểu biết, tìm hiểu của chúng tôi về đề tài này sẽ giúp phần nào cho người tiêu dung, cho các nhà sản xuất thực phẩm có một cái nhìn rõ ràng hơn, hiểu biết hơn về mức độ nguy hiểm, cũng như cách phòng chống ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng gây ra.
    Nhóm chúng tôi rất cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tiểu luận này, nhưng không tránh khỏi những sai sót không mong muốn, nên kính mong các bạn bỏ qua và góp ý thêm để nhóm chúng tôi bổ sung hoàn chỉnh bài viết này. Nhóm xin cám ơn các bạn đã quan tâm.


    MỤC LỤC
    Lời Mở Đầu.
    1 Khái niệm
    1.1 Kim loại nặng.
    1.2 Phân loại
    2 Thực trạng ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng.
    2.1 Thế giới
    2.2 Việt Nam
    3 Nguyên nhân ô nhiễm kim loại nặng vào thực phẩm
    4 Các con đường mà kim loại nặng xâm nhập vào thực phẩm
    4.1 Chất thải công nghiệp.
    4.2 Thực phẩm tiếp xúc với vật liệu dễ nhiễm kim loại
    4.3 hực phẩm tiếp xúc với hóa chất trong kho.
    4.4 Khí thải của các động cơ
    4.5 Dùng nguồn nguyên liệu đã bị nhiễm sẵn kim loại
    4.6 Dùng phụ gia chứa hàm lượng kim loại nặng cao.
    4.7 Quá trình chăn nuôi, trồng trọt.
    4.8 sản xuất thực phẩm
    4.9 Quy trình bảo quản và phân phối
    5 Các đối tượng bị nhiễm kim loại nặng.
    5.1 Nguồn đất.
    5.2 Nguồn nước.
    6 Ảnh hưởng của kim loại nặng đối với thực phẩm và sức khỏe con người
    7 Một số kim loại nặng tiêu biểu nhiễm vào thực phẩm và tác hại của nó.
    7.1 Chì (Pb).
    7.1.1 Đặc điểm
    7.1.2 Con đường nhiễm chì
    7.1.3 Độc tính.
    7.1.4 Liều lượng cho phép trong thực phẩm
    7.1.5 Biện pháp phòng ngừa.
    7.2 Thủy ngân (Hg).
    7.2.1 Đặc điểm
    7.2.2 Các con đường nhiễm Hg.
    7.2.3 Độc tính.
    7.2.4 Liều lượng cho phép trong thực phẩm
    7.2.5 Biện pháp phòng ngừa.
    7.3 Asen (As).
    7.3.1 Đặc điểm
    7.3.2 Các con đường nhiễm As.
    7.3.3 Độc tính.
    7.3.4 Liều lượng cho phép trong thực phẩm
    7.3.5 Biện pháp phòng ngừa.
    7.4 Cacdimi (Cd)
    7.4.1 Đặc điểm
    7.4.2 Các con đường nhiễm Cd.
    7.4.3 Độc tính.
    7.4.4 Liều lượng cho phép trong thực phẩm
    7.4.5 Biện pháp phòng ngừa.
    7.5 Crom (Cr).
    7.5.1 Đặc điểm
    7.5.2 Các con đường nhiễm Cr.
    7.5.3 Độc tính
    7.5.4 Liều lượng cho phép trong thực phẩm
    7.6 Một vài kim loại nặng khác ít phổ biến.
    8 Các biện pháp phòng ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
    9 Một số quy định hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm theo TCVN
    10 Kết luận.
    11 Phụ lục.
    11. Phụ lục tài liệu.
    11.2 Phụ lục hình ảnh.
    11.3 Phụ lục bảng.
    12 Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...