Tiểu Luận Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM


    MỤC LỤC
    
    LỜI MỞ ĐẦU . 3
    CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM . 6
    1.1. Tổng quan về thực phẩm 6
    1.2. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm . 7
    1.3. Tình hình ngộ độc thực phẩm của nước ta hiện nay . 9
    CHƯƠNG 2: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ
    BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM 15
    2.1. Ngộ độc bởi các chất được chuyển hóa do vi sinh trong quá trình
    chế biến 15
    2.1.1. Tác hại chung do sự chuyển hóa của vi sinh vật . 15
    2.2. Sự biến đổi của một số sản phẩm thực phẩm do vi sinh vật 15
    2.2.1. Hiện tượng ôi thiu của thịt 15
    2.2.2. Hiện tượng thối, ươn của cá . 20
    2.3. Ngộ độc do các chất độc được tạo thành trong quá trình bảo quản
    và chế biến . 21
    2.3.1. Ngộ độc do dầu mỡ bị oxy hóa 21
    2.3.2. Ngộ độc Histamin 21
    CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG NGỪA VÀ CÁCH XỬ LÝ
    KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 23
    3.1. Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm . 23
    3.1.1. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn . 23
    3.1.2. Thực hiện “ăn chín, uống sôi” . Ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ quả tươi
    trước khi sử dụng . 24
    3.1.3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín . 25
    3.1.4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín . 25
    3.1.5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng . 26
    3.1.6. Không để lẫn thực phẩm tươi sống với thực phẩm chín, không dùng
    chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín . 26
    3.7. Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ
    sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm khác . 26
    3.8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng,
    sạch sẽ, hợp vệ sinh . 27
    3.9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn 27
    3.10. Dùng nước sạch, an toàn trong chế biến thực phẩm 27
    3.2. Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm 28
    KẾT LUẬN . 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30


    LỜI MỞ ĐẦU
    
    Độc tố tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, được hình thành và lẫn
    vào thực phẩm bằng nhiều con đường khác nhau. Các độc tố đ ược đưa vào
    thực phẩm bằng những con đường cơ bản sau: Độc tố tạo thành trong thực
    phẩm do vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm gồm: vi khuẩn, vi nấm.Trong quá
    trình nhiễm và phát triển trong thực phẩm, vi sinh vật có khả năng chuyển hoá
    các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và tạo ra độc tố. Độc tố có sẵn trong
    nguồn nguyên liệu thực phẩm như các loại thực vật và động vật có chứa chất
    độc, chúng không bị biến đổi hoặc bị biến đổi rất ít trong quá trình chế biến
    và bảo quản thực phẩm. Độc tố do thực phẩm bị nhiễm hóa chất: Do việc sử
    dụng bừa bãi, không tuân thủ những qui định về sử dụng các chất phụ gia
    thực phẩm. Do sử dụng bao bì có chất lượng kém hoặc không phù hợp với
    loại thực phẩm. Do nhiễm kim loại nặng: chì, asen, kẽm, thiếc Do dư lượng
    thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng
    Độc tố do thực phẩm bị biến chất, ôi, hỏng: Sự biến chất của các acid amine
    tạo thành các chất gây độc cho cơ thể như: Tryptophane -> Tryptamine,
    Histidine -> Histamine và các acid hữu cơ, a moniac, indol, scatol, phenol
    .Thường gặp ở các thực phẩm giàu protein như thịt cá và các sản phẩm của
    thịt cá đã chế biến (thịt kho, thịt xào, thịt luộc, thịt băm, chả, pate, lạp xưởng,
    xúc xích, hay chả cá, cá kho .). Sự thủy phân và oxy hóa chất béo hình thành
    nên các sản phẩm glycerin, acid béo tự do, các peroxyt, hydroperoxyt,
    aldehyd và cetone . Gây nên mùi ôi khét và vị đắng cho sản phẩm, thường gặp
    ở các lọai thực phẩm chế biến với dầu mỡ như các món xào, rán như thịt
    quay, cá rán .
    Thông thường các thực phẩm bị biến chất thường giảm giá trị dinh
    dưỡng và có sự thay đổi về tính chất cảm quan như mùi vị không ngon, thay
    đổi màu sắc .nhưng dễ nhận biết được và có thể kiểm soát được. Độc tố hình
    thành nên trong quá trình chế biến thực phẩm do sự tương tác giữa các tành
    phần có sẵn trong nguyên liệu với nhau và với các điều kiện của quá trình chế
    biến. Do thời gian ngắn nên trong tiểu luận này nhóm chúng em chỉ đề cập
    đến ngộ độc thực phẩm do quá trình chế biến và bảo quản thưc phẩm.
    Nội dung gổm có ba chương:
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
    CHƯƠNG 2: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN
    VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM
    CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỨC PHẨM
    VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
    Trong quá trình nhóm tìm hiểu sẽ còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn chỉnh,
    nhóm chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận
    của nhóm được hoàn thiện hơn, nhóm chúng em cảm ơn thầy.


    CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
    1.1. Tổng quan về thực phẩm
    Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn thức uống ở dạng rắn hay lỏng,
    dạng chế biến hay không chế biến mà con người hằng ngày sử dụng để
    ăn, uống nhằ m cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, qua đó con người
    có thể sống và làm việc .
    Hình 1.1. Thực phẩm trong đời sống hằng ngày
    Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng gây đau đớn và gây bệnh cho người
    khi dùng phải thực phẩm không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực
    phẩm hoặc thực phẩm hư hỏng. Triệu chứng thông thường khi ngộ độc thực
    phẩm là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nóng sốt Chúng có nguyên nhân từ
    vi khuẩn, chất hóa học, kim lọai, các chất có tính độc hại, nấm mốc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...