Tài liệu Ngộ độc acetaminophen

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGỘ ĐỘC ACETAMINOPHEN


    BS CKII NGÔ DŨNG CƯỜNG
    KHOA CẤP CỨU TỔNG HỢP


    I. ĐẠI CƯƠNG
    II. DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ CƠ CHẾ GÂY NGỘĐỘC
    III. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
    IV. CHẨN ĐOÁN
    V.ĐIỀU TRỊ
    VI. TIÊN LƯỢNG


    I. ĐẠI C ƯƠNG


    - Từ khi được đưa vào sử dụng năm 1950, Acetaminophen (N-acetyl-p-
    aminophenol = APAP) đã được sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt, và là
    một trong 100 thuốc sử dụng không cần toa.
    - Mặc dù thuốc khá an toàn với liều điều trị, quá liều acetaminophen được
    công nhận là nguyên nhân của hoại tử tế bào gan từ 1966.
    - Acetaminophen có thể gây độc cho gan ngay cả liều điều trị lặp lại ở
    những người nghiện rượu.
    - Ngộđộc Acetaminophen là nguyên nhân suy gan cấp thường gặp ở Mỹ.
    - Điều trị ngộ độc Acetaminophene chủ yếu bằng than hoạt và N-
    Acetylcysteine .


    II. D ƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ CƠ CHẾ GÂY NGỘĐỘC


    1. Dược động học:
    Acetaminophen ở 02 dạng: phóng thích nhanh và phóng thích chậm.
    - Liều điều trị 10- 15 mg/kg/liều ở trẻ em, 325 – 1000mg/liều ở người
    lớn, cho mỗi 4-6 giờ; liều khuyến cáo tối đa 80mg/kg/ngày ở trẻ em và 4
    g/ngày ở người lớn.
    - Liều độc thay đổi theo từng cá thể tương ứng với nồng độ Glutathione
    và những yếu tố khác (xem cơ chế gây ngộđộc).
    + Độc tính ít khi với liều đơn độc < 150mg/kg ở trẻ em hoặc 7,5- 10g ở
    người lớn trong 24giờ. Độc tính xảy ra với liều đơn độc > 250mg/kg, hoặc
    > 12g trong 24 giờ. Tất cả Bn dùng > 350mg/kg gây độc cho gan nặng (AST
    hoặc ALT > 1000UI/L trừ khi được điều trị thích hợp).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...