Chuyên Đề Nghiệp vụ tín dụng & nghiệp vụ kế toán tại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) huyện Thường Tín <KTNH>

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiệp vụ tín dụng & nghiệp vụ kế toán tại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) huyện Thường Tín <KTNH>

    Nghiệp vụ tín dụng & nghiệp vụ kế toán tại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) huyện Thường Tín <KTNH>

    LỜI MỞ ĐẦU
    ______

    Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu nền kinh tế ngành Ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Để có kết quả đáng tự hào như ngày hôm nay, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã trải qua biết bao khó khăn , thử thách để khẳng định chỗ đứng của mình. Để vượt qua thời kì khó khăn đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có sự cố gắng không ngừng, đổi mới cả về khoa học – kỹ thuật trong sản xuất đến đời sống xã hội trong cả nước.
    Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đường chung của tất cả các nước trên thế giới. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở mỗi nước bắt đầu từ những thời điểm khác nhau và với những nội dung, bước đi, nhịp độ riêng. Dù các nước đã đạt tới trình độ phát triển nhất định thì vẫn phải tiếp tục quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mới có thể trở thành một nước phát triển với nền văn minh cao hơn. Đối với một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, không có cách nào khác là phải xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, phát triển năng động, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và năng suất lao động ngày càng cao. Muốn có một nền kinh tế như vậy, nhất thiết chúng ta phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Trước tháng 9 năm 1990, hệ thống tổ chức Ngân hàng nói trên là hệ thống Ngân hàng độc quyền; trực tiếp kinh doanh tiền tệ, hoạt động thông qua trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán và kinh doanh đá quý vàng bạc. Có thể nói, hoạt động của tổ chức Ngân hàng này chỉ thích ứng với điều kiện chiến tranh và mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu,bao cấp và một thời đã mang lại tác dụng nhất định.
    Từ sau tháng 9 năm 1990 đến nay về mặt tổ chức từ một cấp đã chuyển thành hệ thống Ngân hàng hai cấp : Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại( kinh doanh). Đây là “ mốc” có tính bước ngoặt đánh dấu trong chuyển biến trong nhận thức về tổ chức và chức năng nhiệm vụ của hệ thống tổ chức Ngân hàng nhà ở nước ta.
    Hoạt động Ngân hàng đã tạo ra nhiều cơ hội để tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi để tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư, là nguồn tài trợ chủ yếu cho các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế.
    Qua đó, ta thấy ngành Ngân hàng đóng một vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế, việc hiểu biết và thực hành tốt các nghiệp vụ của ngành Ngân hàng là vô cùng quan trọng.
    NHNo&PTNT Thường Tín cùng với quá trình CNH-HĐH đã xây dựng và đổi mới một cách hiệu quả đóng góp tích cực và nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.
    Qua thời gian học tập tại mái trường Học viện Ngân hàng - Cơ sở đào tạo Hà Tây với sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã cho em những kiến thức bổ ích và những nghiệp vụ về lĩnh vực Ngân hàng. Nhưng lý thuyết phải đi đôi với thực hành nhằm giúp học sinh củng cố thêm kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, em đã được giới thiệu liên hệ về NHNo & PTNT Thường Tín thực tập.
    Sau 3 tháng thực tập được sự giúp đỡ quan tâm chỉ bảo của lãnh đạo Ngân hàng nơi thực tập đã giúp em hoàn thành tốt chương trình thực tập bổ trợ kiến thức, hoàn thành tốt bài báo cáo này. Song không tránh khỏi được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng Ban lãnh đạo Ngân hàng để bài viết của em được hoàn thiện hơn
     
Đang tải...