Tiểu Luận Nghiệp vụ tiếp xúc và đàm phán ngoại giao

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tiếp xúc và đàm phán ngoại giao
    - Tiếp xúc và đàm phán là phương thức chính trong hoạt động ngoại giao thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chúc xã hội. Do nội dung, mục đích của những vấn đề đã được các bên lựa chọn cho nên tiếp xúc tiếp xúc đàm phán thường đem lại hiệu quả phù hợp với lợi ích mỗi bên tham gia
    Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa các lĩnh vực quan hệ quốc tế, các quốc gia rất coi trọng công tác tiếp xúc và đầm phán nhằm thúc đẩy quá trình phát triển đất nước thông qua hội nhập để mở rộng quan hệ quốc tế, xác lập vị thế chính trị, kinh tế, quân sự của mình trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
    - Tầm quan trọng của tiếp xúc, đàm phán ngoại giao
    Tiếp xúc và đàm phán ngoại giao là hoạt động trực tiếp giữa các chủ thể đối tượng có nhu cầu quan hệ quốc tế là khâu mở đầu trọng yếu trong toàn bộ hoạt động ngoại giao sau khi đã thăm dò, tìm hiểu đối tác bằng mọi cách thức và con đường khác nhau.
    II. Nghiệp vụ đàm phán ngoại giao
    1. Khái niệm chung
    - Dù muốn hay không bạn vẫn phải là một nhà thương thuyết. Đàm phán là thực tế cuộc sống. Bạn thảo luận việc tăng lương vói sếp. Bạn cố thỏa thuận với một người lạ để mua nhà của anh ta. Hai luật sư cùng giải quyết một vụ kiện tai nạn xe Tất cả đều là các cuộc đàm phán. Hàng ngày mỗi người đều phải đàm phán điều gì đó.
    - Khái niệm đàm phán: Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng.
    - Khái niệm nhà đàm phán
    Francois de Cailere, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp ngay từ năm 1716 đã khẳng định: "Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá”. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác.
    Ø Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ quốc tế, vai trò của đàm phán quốc tế, đàm phán ngoại giao ngày càng gia tăng. Đàm phán ngoại giao là "hoạt động ngoại giao, nhóm họp các chủ thể có liên quan trong khuôn khổ những thông lệ được thừa nhận nhằm dàn xếp một cách hoà bình những xung đột quyền lợi đã hoặc có thể nổ ra, thông qua một văn bản pháp lý được ký kết trong đó ghi rõ các cam kết của từng bên tham gia đàm phán".
    2. Vai trò của đàm phán ngoại giao
    Thiết lập và duy trì
    v Kết luận
    Việt Nam vẫn còn là nước nghèo song lại có một địa vị không nhỏ trong mối giao tiếp quốc tế bởi vị trí địa lý của Việt Nam, bởi lịch sử của dân tộc Việt Nam, bởi nền văn hóa Việt Nam và bởi những thành tựu mà Việt nam đã đạt được. Tiếng nói của Việt Nam ở các diễn đàn quốc tế cũng như trong mối quan hệ khu vực hoặc song phương vẫn có một sức nặng nhất định. Sức nặng càng nặng hơn khi chúng ta giành thêm thắng lợi trong tương lai. Với vị thế như vậy Việt Nam không thể không quan tâm tới một loạt các vấn đề mà trước đây chúng ta chưa quan tâm. Và tiếp xúc, đàm phán ngoại giao là công cụ hữu hiệu để chúng ta thực hiện điều đó.
    Ngành du lịch nói riêng đương nhiên không nằm ngoài quy luật chung này. Tiếp xúc và đàm phán ngoại giao sẽ giúp chúng ta xáclập và khẳng định vị trí ngành du lịch trên trường quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...