Báo Cáo Nghiệp vụ thuế chuẩn từ chi cục thuế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 Hệ thống thuế1.1 Một số vấn đề hệ thống thuế- Hệ thống thuế: Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau bao gồm 2 thành phần chính:
    o Hệ thống chính sách thuế: Gồm các sắc thuế được ban hành dưới hình thức Luật, Pháp lệnh. Mỗi sắc thuế có vai trò điều tiết riêng trong nền kinh tế, song chúng có mối quan hệ rất mật thiết và tác động lẫn nhau trong quá trình phát huy tác dụng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
    o Hệ thống quản lý thuế: Để thực thi pháp luật thuế, có hệ thống định chế về thuế bao gồm các phương pháp, hình thức quản lý thu thuế, các công cụ quản lý (các qui định, qui trình, biện pháp nghiệp vụ, phương tiện quản lý), cơ cấu tổ chức bộ máy (các bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan thuế các cấp trực tiếp hay gián tiếp thực hiện chức năng quản lý thuế và mối quan hệ giữa chúng), đội ngũ cán bộ, công chức thuế. Trong đó, cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thuế (gọi chung là bộ máy quản lý thuế) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý thuế.
    - Tổ chức bộ máy quản lý thuế: là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế nhằm thực thi chính sách, pháp luật thuế một cách nghiêm minh, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.
    - Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý thuế: Vai trò của bộ máy quản lý thuế thể hiện:
    o Bảo đảm hệ thống pháp luật thuế được thực thi đầy đủ, nghiêm túc
    o Bảo đảm mục tiêu thu NSNN
    o Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
    o Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực quản lý. Trong bộ máy quản lý thuế, đội ngũ cán bộ, công chức thuế là bộ phận quan trọng, góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính sách thuế phù hợp, khoa học, minh bạch và quyết định việc đề xuất, áp dụng các phương pháp, qui trình và các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế hợp lý, khoa học bảo đảm tính tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc xây dựng, phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức Bộ máy và quyết định hiệu quả của Bộ máy quản lý thuế.
    1.2 Chính sách thuế VNNhà nước ban hành hệ thống VBPL về thuế để thực hiện thu thuế đối với NNT.
    Mỗi sắc thuế quy định: Hoàn cảnh phát sinh nghĩa vụ thuế, cơ sở chịu thuế, cách xác định nghĩa vụ thuế, trường hợp được ưu đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế, ai là NNT. Quy định này phản ánh nội dung, bản chất, chức năng của từng sắc thuế, được gọi chung là chính sách thuế. Hệ thống chính sách thuế của Việt nam bắt đầu được ban hành bắt đầu từ Quốc hội khóa VIII năm 1989, từ đó đến nay đã hình thành hệ thống chính sách luật về thuế bao gồm:
    - Thuế doanh thu (30/6/1990) đã hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 tại điều 28 Luật thuế Giá trị gia tăng Ngày 10 Tháng 05 năm 1997.
    - Thuế lợi tức (30/6/1990) đã hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 tại điều 33 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Ngày 10 Tháng 05 năm 1997
    - Thuế tiêu thụ đặc biệt (30/6/1990)
    o Luật sửa đổi bổ sung Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 05/ 07/1993
    o Luật sửa đổi 28/10/1995
    o Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 20/05/1998
    o Luật sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/06/2003
    o Luật sửa đổi số 57/2005/QH11 ngày 29 /11 2005
    - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (26/12/1991): Luật số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
    Thuế sử dụng đất nông nghiệp (10/3/1993)
    - Thuế chuyển quyền sử dụng đất (1/7/1994): Luật số 17/1999/QH10 21/121999 đã hế hiệu lực ngày 01/01/2009.
    - Thuế Giá trị gia tăng ngày10/05/1997
    o Luật sửa đổi số 07/2003/QH11 17/06/2003
    o Luật sửa đổi số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005
    o Luật dự thảo /2008/QH12 05/ 2008
    - Thuế Thu nhập doanh nghiệp 10/05/1997
    o Luật số 09/2003/QH11 ngày 17/062003
    o Luật dự thảo /2008/QH12 05/ 2008
    - Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH1 ngày 29/12/2006
    o Thuế tài nguyên (30/3/1990)
    o Pháp lệnh số 05/1998/PL-UBTVQH10 ngày 16/04/1998
    - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (27/12/1990):
    o Pháp lệnh sửa đổi 19/05/1994
    o Pháp lệnh sửa đổi 6/2/1997
    o Pháp lệnh sửa đổi số 14/1999/PL-UBTVQH10 ngày 30/06/1999
    o Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 13/06/2001
    o Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004
    - Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007
    - Pháp lệnh thuế nhà, đất 01/07/1991
    o Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 31/07/1992
    o Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung 19/05/1994
    - Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/06/2010 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012)
    1.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế- Chính sách thuế và qui trình nghiệp vụ quản lý thuế
    o Tổ chức bộ máy quản lý thuế là xác định một bộ máy quản lý nhằm mục tiêu thực thi tốt pháp luật và các chính sách thuế hiện hành. Khi chính sách thuế thay đổi, nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng tăng, dẫn đến sự thay đổi qui trình và nghiệp vụ quản lý cũng như thay đổi nhiệm vụ của bộ phận, mỗi đơn vị trong tổ chức. Sự thay đổi đến một mức độ nhất định, đòi hỏi bộ máy quản lý của cơ quan thuế cũng phải được thay đổi, kiện toàn cho phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện mới, đồng thời đáp ứng yêu cầu phải thay đổi chính sách thuế và quản lý thuế trong tương lai.
    o Qui trình quản lý thuế là căn cứ quan trọng để tổ chức bộ máy quản lý thuế. Trước đây, khi số lượng người nộp thuế chưa nhiều, loại hình sản xuất còn đơn giản, trình độ sản xuất và quản lý kinh doanh còn thấp, công tác quản lý thuế được thực hiện theo qui trình chuyên quản.Tổ chức bộ máy của Cục Thuế được tổ chức thành các phòng chuyên quản đối với từng loại ĐTNT theo ngành nghề. Sự tăng lên của NNT đến mức độ nhất định, cơ chế quản lý thuế cũ theo phương pháp chuyên quản, thủ công đã có những bất cập, đòi hỏi cần áp dụng các phương pháp quản lý thuế tiên tiến bằng cơ chế quản lý thuế tách 3 bộ phận độc lập và được hoàn thiện dần bằng việc tăng cường một số chức năng quản lý thuế độc lập (như xử lý dữ liệu thuế, nộp thuế qua kho bạc .). Bộ máy quản lý thuế cũng được hoàn thiện và kiện toàn dần trong suốt quá trình phát triển của hệ thống Thuế thống nhất hơn 10 năm qua.
    - Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước: Hiện nay, cơ quan Thuế là cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về thuế, do đó công tác quản lý thuế tuân theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, cơ cấu tổ chức quản lý thuế được tổ chức theo 3 cấp: Cấp Trung ương (có Tổng cục Thuế); Cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (có Cục Thuế tỉnh, Thành phố); Cấp quận, huyện (có Chi cục Thuế quận, huyện). Riêng cấp xã, không tổ chức cơ quan Thuế độc lập mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý thuế tại xã, phường (hoặc liên xã, liên phường) thuộc Chi cục Thuế quận, huyện. Công tác thuế cũng gắn chặt và phục vụ hoạt động của chính quyền địa phương
    - Đặc điểm người nộp thuế: ngành nghề kinh doanh, qui mô, hình thức sở hữu, trình độ quản lý, trình độ công nghệ . đều chi phối việc xác định các phương pháp, biện pháp, qui trình quản lý thuế. Khi đặc điểm của NNT thay đổi, qui mô ngày càng phát triển, mở rộng, trình độ quản lý, trình độ công nghệ ngày càng hiện đại thì đòi hỏi phương pháp, biện pháp, qui trình quản lý thuế của cơ quan Thuế cũng phải thay đổi, từ đó chi phối việc xác định cơ cấu tổ chức quản lý thuế.
    Chức năng quản lý thuế: là những công việc, trình tự cơ bản phải thực hiện để quản lý và thu thuế vào ngân sách. Các công việc này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý thuế ở bất cứ chế độ quản lý thuế nào (Ví dụ: nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế, kê khai thuế, tính thuế, thu thuế, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế . là những nhiệm vụ cố hữu của quản lý thuế). Mỗi chức năng, nhiệm vụ này được giao cho bộ phận nào thực hiện sẽ thể hiện vai trò, tác dụng của bộ phận đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...