Đồ Án Nghiệp vụ thị trường mở. Các giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    30 trang

    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngân hàng Trung ương ra đời ở mỗi quốc gia có tính chất chung là một cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó nhiệm vụ đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ đó Ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn. Ngân hàng Trung ương ở các nước thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng Đối với từng quốc gia, trong mỗi giai đoạn cụ thể, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng những công cụ phù hợp với giai đoạn đó để thực thi chính sách tiền tệ. Với các nước có nền kinh tế phát triển, công cụ nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ quan trọng do có những ưu điểm ưu việt hơn so với các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác như: Nó là công cụ rất linh hoạt và chính xác, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do, Ngân hàng Trung ương dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình khi có quyết định không chính xác

    Hiện nay, nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng vào để điều hành chính sách tiền tệ, đây là một nghiệp vụ khá mới mẻ đối với nước ta. Bước đầu đưa vào hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được những kết quả khả quan, nghiệp vụ thị trường mở đang dần trở thành một công cụ rất quan trọng trong chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

    Là sinh viên khoa NH_TC việc nghiên cứu về công cụ nghiệp vụ thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, đó là lý do em chọn đề tài“ Nghiệp vụ thị trường mở. Các giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ” nhằm nghiên cứu tìm hiểu về nghiệp vụ thị trường mở về lý luận và việc áp dụng nó vào Việt Nam.

    Do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để bài viết của mình được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, thạc sĩ Lê Phong Châu đã tận tình hưóng dẫn và giúp đỡ em để em hoàn thành bài viết này.





    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

    1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

    1.1. Khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở

    1.2. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở

    2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

    2.1. Các loại nghiệp vụ thị trường mở

    2.1.1. Giao dịch không hoàn lại

    2.1.2. Giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn)

    2.2. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở

    2.2.1. Giao dịch qua đấu thầu

    2.3. Hàng hóa trên thị trường mở

    2.4. Những chủ thể tham gia trên thị trường mở

    3. Các nhân tố tác động đến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

    3.1. Phạm vi thành viên tham gia

    3.2. Phạm vi hàng hoá

    3.3. Giá và lãi suất

    3.4. Phương thức giao dịch

    3.5. Trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ

    3.6. Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán

    4. Những ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM

    1. SỰ RA ĐỜI NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM

    2. CƠ CẤU, TỔ CHỨC, CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

    2.1. Chủ thể tham gia OMO

    2.2. Điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở

    2.3. Nhiệm vụ của các bộ phận trong hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

    2.3.1. Ban hành nghiệp vụ thị trường mở

    2.3.2. Bộ phận quản lý vốn khả dụng

    2.3.3. Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở

    2.3.4. Nhiệm vụ của bộ phận thanh toán

    3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

    3.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở

    3.2. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở

    3.2.1. Phương thức đấu thầu khối lượng

    3.2.2. Phương thức đấu thầu lãi suất

    3.3 Xác định giá mua, giá bán của giấy tờ có giá

    3.3.1. Trường hợp mua bán hẳn giấy tờ có giá

    3.3.2. Trường hợp giao dịch có kỳ hạn

    4. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

    4.1. Thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá.

    4.2. Đăng ký lưu giữ giấy tờ có giá

    4.3 Nộp đơn dự thầu

    4.4. Tiếp nhận thông tin về lưu trữ giấy tờ có giá

    4.5. Tổ chức xét thầu

    4.6. Thông báo kết quả đấu thầu

    4.7. Lập và giao, nhận hợp đồng mua bán có kỳ hạn

    4.8. Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá

    4.9. Kết thúc hợp đồng giao dịch kỳ hạn

    5. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

    6. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại

    6.1. Quy mô thị trường còn nhỏ bé

    6.2. Hàng hoá trên thị trường còn rất nghèo nàn

    6.3. Chất lượng hàng hoá chưa cao nên sức hấp dẫn kém

    6.4. Phương thức giao dịch chưa đa dạng và linh hoạt

    CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM

    1. Tăng thêm số lượng thành viên tham gia vào thị trường

    2. Mở rộng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở cả về số lượng và chất lượng

    3. Đa dạng hoá các phương thức giao dịch

    4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng

    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...