Luận Văn Nghiệp vụ kế toán & nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHCT khu vực Chươn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Nghiệp vụ kế toán & nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương

    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, một nước không thể và không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của mình mà không có sự trao đổi hợp tác với các nước khác. Do đó, Thương mại quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế. Nó kéo theo nhu cầu trao đổi tiền tệ để thanh toán việc mua bán hàng hoá giữa các nước. Và hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ ra đời chủ yếu để thoả mãn nhu cầu với ngoại tệ trong thương mại quốc tế.
    Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán mà hàng hoá chính là “tiền”. Do đó, nó không chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tê mà còn kinh doanh nó. Hoạt động kinh doanh loại hàng hoá cũng dễ đem lại rủi ro do sự biến động giá trị của nó dưói tác động của rất nhiều nhân tố. Sự biến động này có thể biến một ngưòi trở thành tỷ phú nhưng cũng có thể làm một ngân hàng nổi tiếng của Anh bị phá sản sua một đêm hay có thể lâm vào khủng khoảng, hàng triệu người mất việc làm, sự phát triển kinh tế bị lùi lại cả thập kỷ.
    Cùng với quá trình đổi mới, chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoà nhập kinh tế thế giới, tạo lập sự đồng bộ và thực hành các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái. Ở nước ta, hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung còn khá mới mẻ đối với các NHTM nên còn có nhiều hạn chế và bất cập do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Vấn đề đặt ra với các nhà Ngân hàng hiện nay là phải nắm vững được bản chất, đặc điểm cũng như xu hướng của thị trường ngoại hối để tìm ra cho mình các biện pháp hướng đi phù hợp, kịp thời để kinh doanh một cách hiệu quả loại hàng hoá này mau chóng bắt kịp được với thị trường quốc tế.
    Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương là một đơn vị cũng gặp phải một số vướng mắc trong hoạt động mới mẻ này. Bởi quy mô còn nhỏ bé lại hoạt động
    trên một địa bàn không thực sự thuận lợi về môi trường kinh tế. Trong địa bàn huyện Gia lâm thuộc ngoại thành Hà Nội không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn cộng với địa thế nằm cách xa trung tâm thủ đô nơi có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài. Bởi vậy, để vượt qua những khó khăn này, đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực đổi mới không ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng mình.
    Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng, trên cơ sở kiến thức đã được tích luỹ qua các bài giảng về lý thuyết của giảng viên tại trường HVNH và qua nghiên cứu tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập, nhận thấy sự cấp thiết của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động ngân hàng, em mạnh dạn chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương”
    Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính:
    Chương I: Lý luận chung về kế toán kinh doanh ngoại hối trong các NHTM
    Chương II: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương.
    Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghịêp vụ kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương.
    Để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn, các cán bộ của NHCT Chương dương đã tận tình giúp em trong quá trình thực tập. Song do kiến thức tích luỹ còn chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
    Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các cán bộ NHCT Chương Dương cùng các bạn.



    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

    1- Khái niệm về thị trường hối đoái

    - Ngoại hối: là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
    - Thị trường hối đoái: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là các trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng mọi giao dịch mua bán các đồng tiền khác nhau có thể tiến hành trực tiếp với nhau.

    2- Vai trò của thị trường hối đoái

    Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
    Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Nó là nơi hình thành và tập trung quan hệ cung cầu ngoại hối của một đất nước hay một khu vực, thông qua quan hệ cung cầu tỷ giá được hình thành một cách khách quan. Đối với một quốc gia, tỷ giá phản ánh sức mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ, mặt khác, thông qua tỷ giá thì Nhà nước có thể tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường theo định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có thể tiếp nhận các nguồn tài trợ, đầu tư từ bên ngoài vào thì thị trường ngoại hối là kênh dẫn vốn ngoại tệ của thị trường vốn. Không có thị trường hối đoái, vốn ngoại tệ chuyển tải vào nền kinh tế quốc dân chỉ có thể thông qua một cơ chế tài chính phi thị trường. Khi đó hiệu quả của nó sẽ suy giảm đi rất nhiều.
    Đặc biệt trong thời đại ngày nay là thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thị trường hối đoái đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.
    Với vai trò như vậy, thị trường ngoại hối là điều kiện không thể thiếu được đối với hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế.

    3. Cấu trúc của thị trường hối đoái

    Về mặt cấu trúc, thị trường ngoại hối không phức tạp lắm. Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức, thị trường gồm có hai loại: thị trường có tổ chức và thị trường không có tổ chức. Ở các nước có nền kinh tế thị trường ngoại hối phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Singapo, thị trường có tổ chức rất mạnh khiến cho thị trường không có tổ chức hầu như bị xoá sổ. Ở các nước này cấu trúc thị trường ngoại hối có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
     
Đang tải...