Báo Cáo Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4
    1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 4
    1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại: 4
    1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại: 5
    2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 7
    2.1 Nhận tiền gửi: 7
    2.2Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm : 8
    2.2.1 Nguồn vốn huy động: 8
    2.2.2 Nguồn vốn đi vay: 9
    2.3 Nguồn vốn huy động khác: 9
    2.4 Các nguồn vốn khác: 10
    2.5 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại: 10
    2.6 Chức năng của ngân hang thương mại. 11
    2.6.1 Chức năng làm trung gian tín dụng. 11
    2.6.2 Chức năng trung gian thanh toán. 11
    2.6.3 Chức năng tao tiền. 12
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 13
    1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 13
    1.1Lịch sử hình thành vá phát triển. 13
    1.2Hệ thống tổ chức. 15
    2. Các hình thức huy động vốn. 16
    3. Kết quả huy động nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong các năm gần đây. 18
    4. Nguyên nhân của ảnh hưởng đến việc huy động vốn của các Ngân hang thương mại Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 25
    4.1 Những nguyên nhân chủ yếu: 25
    4.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quá trình huy động vốn: 26
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 27
    1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN: 27
    2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 29
    KẾT LUẬN 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
    Lời cam đoan. 33


    LỜI NÓI ĐẦU

    Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được đó là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Việt Nam cũng nằm trong qui luật đó, hay nói cách khác Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là phải có vốn. Nguồn vốn đó có thể là vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Tiết kiệm để tạo vốn là vấn đề bức bách có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
    Thể hiện mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta bước sang thế kỉ 21 là ổn định và phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân thoát khỏi tình trạng nước nghèo nàn và kém phát triển, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn. Vì thế phải huy động nhiều nguồn vốn, xét về mặt chiến lược thì nguồn vốn trong nước là chủ yếu, vững chắc, quyết định và nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng.
    Nếu xét ở góc độ của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh quyết định đến quy mô của hoạt động Ngân hàng nói chung và quy mô các hoạt động tín dụng nói riêng, nguồn vốn dồi dào là cơ sở tạo uy tín đảm bảo khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại . Về phía Ngân hàng muốn giải quyết tốt vấn đề huy động vốn trong dân cư cần phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, công cụ lãi suất và các hình thức huy động vốn. Vì vậy nguồn vốn là sự cần thiết không thể thiếu được của Ngân hàng thương mại.
    Xuất phát từ thực tiễn của Ngân hàng Việt Nam, trước yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội đất nước, trước sự cạnh tranh gay gắt trong nước và trên thị trường quốc tế nên yêu cầu cấp thiết Ngân hàng thương mại phải xây dựng chiến lược “Huy động vốn” cho những năm mới của thế kỷ XXI.
    Qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở lý luận qua các tài liệu; tạp chí Ngân hàng, tài liệu môn lý thuyết tiền tệ Ngân hàng và kiến thức học tập từ cô giáo bộ môn, em mạnh dạn làm đề tài “Nghiêp vụ huy động vốn của các Ngân hàng thương mại”.
    Trong quá trình viết, do trình độ nhận thức và hiểu biết có hạn nên bài viết này còn có nhiều những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo để bài viết này được hoàn thiện hơn.
    Nội dung bài gồm:
    Chương 1: cơ sở lý luận
    Chương 2: thực trạng huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đối với việc huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...