Luận Văn Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Trong vòng 30 năm (1960-1991) số khách du lịch tăng rất nhanh với một tốc độ chóng mặt khoảng 64 lần, thu nhập từ du lịch tăng khoảng 38 lần. Trong định hướng phát triển kinh tế hiện nay ở Việt Nam thì du lịch được coi là một trong những ngành quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Được đánh giá là một ngành công nghiệp không khói mang lại những khoản thu về cho ngân sách quốc gia một khoản thu lớn. Du lịch được Đảng và nhà nước coi trọng và đặt lên hàng đầu như là một ngành kinh tế mũi nhọn, là hướng chủ yếu trong chiến lược khai thác các tiềm năng sẵn có của đất nước, tạo thêm việc làm, mở rông giao lưu giữa Việt Nam với các nước để phát triển kinh tế-xã hội.
    Qua hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ổn định. Du lịch đã trở thành nhịp cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, du lịch thực sự trở thành nhịp cầu nối cho sự giao lưu văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng trong cả nước, giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
    Du lịch Việt Nam dự kiến năm trong năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam là 9 triệu lượt người và số khách du lịch nội địa sẽ là 25 triệu lượt người. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải có một nỗ lực rất lớn để đạt được doanh thu từ du lịch quốc tế là 11,6 tỷ USD. Đây là con số khẳng định thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai. Để làm được điều này thì chính bản thân các hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đã là một nhân tố quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu này. Bởi chính Hướng dẫn viên là bộ mặt của du lịch Việt Nam thay mặt cho quốc gia giới thiệu về truyền thống, văn hoá, lịch sử và con người Việt Nam, các di tích, danh lam thắng cảnh, làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Đây chính là những lí do để em lựa chọn đề tài “Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch”. Trong pham vi thời gian hai tháng thực tập em xin phép được đề cập tới tình hình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại Xí nghiệp Vận tải hành khách và dịch vụ du lịch.

    Chuyên đề của em bao gồm

    - Chương I.
    Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vận tải hành khách và dịch vụ du lịch
    - Chương II. Hoạt đông hướng dẫn du lịch tại Xí nghiệp
    - Chương III. Phương hướng phát triển và các biện pháp khắc phục.

    CHƯƠNG I
    QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH

    I. Qúa trình hình thành của xí nghiệp vận tải hành khách và dịch vụ du lịch:
    1- Qúa trình hình thành của xí nghiệp

    Công ty vận tải thuỷ Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước có trụ sở giao dịch số 87, đường Bạch Đằng ,Quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Công ty do sở giao thông công chính Hà Nội sáng lập, được thành lập theo quyết định số 1914QĐ/ UB ban hành ngày 1/5/1993 của UBND thành phố Hà Nội. Khi thành lập số vốn cố định của công ty là 6394 triệu Đồng và vốn lưu động là 364 triệu đồng.
    Do nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao theo sự phát triển cuả xã hội. Nắm bắt được điều đó ban lãnh đạo đã quyết định sắp xếp lại mô hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ngày 3/6/1999 xí nghiệp vận tải hành khách và dịch vụ du lịch đã được thành lập theo quyết định số 1054 QĐ-GTCC của sở giao thông công chính Hà Nội. tiền thân của xí nghiệp là ban quản lý bến sông Hà Nội có chức năng vận chuyển khách đường thuỷ đi Thái Bình, Nam Định ,Hưng Yên .Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc . Theo điều IV, chương I ,quy chế số 205VTT của công ty vận tải thuỷ Hà Nội ban hành ngày 2681998, xí nghiệp có nhiệm vụ là:
    1. Thực hiện kế hoạch công ty giao .Tự tạo thêm công ăn việc làm của xí nghiệp . Không ngừng nâng cao và mở rộng sản xuất kinh doanh, tự bù đắp chi phí .Làm đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước với công ty .
    2. Thực hiện phân phối công bằng cho lao động .Tổ chức tốt đời sống cán bộ công nhân viên ,không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên .
    3. Tổ chức tốt công tác an toàn giao thông , bảo vệ sản xuất , bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xă hội .
    4. Duy trì phát triển luồng , tuyến chạy tàu đă có. Nghiên cứu mở tuyến kinh doanh vận tải tàu sông Hồng, khai thác tối đa phương tiện thiết bị .
    5. Quản lý khai thác bến bãi ,các điểm du lịch trên sông và các vùng lân cận
    6. Lập các phương án kinh doanh du lịch , dịch vụ trên sông , trên bến .
    7. Chấp hành nghiêm chế độ kế toán , thống kê trong công ty , quản lý tài chính của đơn vị .Tự chịu tránh nghiệm về tính chung thực trong hạch toán sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp và bảo đảm đúng đủ các hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành.
    8. Chịu sự kiểm tra giám sát của sở , công ty và các cơ quan bảo vệ pháp luật về mọi hoạt động của xí nghiệp theo quy định hiện hành.
     
Đang tải...