Luận Văn Nghiệp vụ cho vay bất động sản tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín - chi nhánh tám tháng ba

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Chi nhánh Tám Tháng Ba
    Vào ngày 21/12/1991, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập với ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia. Nền kinh tế trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ tín - dụng của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các hợp tác xã tín dụng. Với mức vốn điều lệ ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập, Sacombank phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang giảm sút. Nhờ có chủ trương sáp nhập, Sacombank đã được hình thành với mức vốn lớn hơn để vượt qua trong giai đoạn đầu mới thành lập. Sacombank đã tranh thủ tăng quy mô kinh doanh, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá nội dung hoạt động (phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, bước đầu thực hiện kinh doanh đối ngoại). Vào những tháng cuối năm 1996, Sacombank đã quyết định điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu từ 1.000.000 đồng xuống 200.000 đồng để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Kết quả là vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 71 tỷ (2/1997). Đây là bước ngoặc quan trọng của Sacombank, và cũng là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu đại chúng khá thành công để Sacombank trở thành ngân hàng TMCP duy nhất ở Việt Nam có cơ cấu cổ đông đại chúng. Sacombank đã đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án, kết hợp cho vay tập trung có trọng điểm, phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, mạng lưới trước đây chỉ tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì bây giờ đã vươn rộng ra 20 tỉnh. Hiệu quả kinh doanh đã nâng lên rõ rệt: huy động vốn từ 936 tỷ năm 1996 tăng lên đến 1.423 tỷ năm 1999, gấp 1,5 lần; cho vay cũng tăng tương ứng từ 805 tỷ lên 1.221 tỷ, gấp 1,5 lần; thanh toán quốc tế năm 1999 đạt doanh số 184 triệu USD; lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm tăng trên 10 tỷ.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...