Luận Văn Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng. 4
    1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng. 4
    1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng. 6
    1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 10
    1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại 11
    1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 13
    1.2.1 Khái niệm 13
    1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 14
    1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại 16
    1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu. 19
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 33
    1.3.1. Nhân tố khách quan. 33
    1.3.2. Nhân tố chủ quan. 35
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 37
    2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 37
    2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 37
    2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban. 38
    2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức. 38
    2.2.2.2.Chức năng các phòng ban. 40
    2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội những năm gần đây. 43
    2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn. 43
    2.2.3.2. Hoạt động tín dụng. 46
    2.2.3.3. Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu. 48
    2.2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ. 49
    2.2.3.5. Công tác kế toán. 50
    2.2.3.6. Công tác ngân quỹ. 51
    2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng. 51
    2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 53
    2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng. 53
    2.2.2. Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 56
    2.2.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 60
    2.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 62
    2.2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu. 63
    2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước. 64
    2.2.5.2. Bảo lãnh nước ngoài 71
    2.2.5.3. Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế. 72
    2.2.5.4. Phí bảo lãnh. 75
    2.2.5.5. Tài sản bảo đảm bảo lãnh. 77
    2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 78
    2.3.1. Thành công. 78
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 85
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 96
    3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới 96
    3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98
    3.2.1. Về phía Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98
    3.2.2. Một số kiến nghị 107
    3.2.2.1. Đối với Chính phủ. 107
    3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 109
    3.2.2.3. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 110
    3.2.2.4. Đối với khách hàng. 111
    KẾT LUẬN 113
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦUTính tất yếu của đề tài
    Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
    Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, .và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu.
    Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên nghiệp vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, xét thấy nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài “Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.
    Mục đích nghiên cứu đề tài
    - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại.
    - Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại các Ngân hang thương mại và thực trạng hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Từ đó phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp phát triển.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2008.
    Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm chuyên đề.


    Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương chính như sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...