Luận Văn Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ph

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi taitailieu_16, 19/3/12.

  1. LờI Mở ĐầU
    Trong vài thập niên trở lại đây, những danh từ như WTO (World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới), ASEAN (Association of South Eeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á), AFTA( ASEAN Free Trade Area - Khu vực Thương mại tự do ASEAN) . . . đã trở nên quá quen thuộc với mọi người dân sống trên khắp thế giới. Các tổ chức hiệp hội này ra đời là kết quả của quá trình thiết lập các mối quan hệ song phương, đa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Nền kinh tế của các quốc gia riêng lẻ trở nên phụ thuộc lẫn nhau, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau. Khuynh hướng này đã và đang làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về các dịch vụ tài chính quốc tế trên khắp thế giới. Cùng với khuynh hướng này là qúa trình tự do hoá tài chính, dỡ bỏ dần các hàng rào thương mại và xu thế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đang lan nhanh.
    Hoạt động xuất nhập khẩu, do đó, cũng phát triển rất nhanh, cũng thay đổi dần những khuôn mẫu cho phù hợp với những chuyển biến thực tế và ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Trong trào lưu đó các ngân hàng thương mại với lợi thế về vốn, về nghiệp vụ ngân hàng và các mối quan hệ trong thanh toán quốc tế cũng đã không đứng ngoài cuộc. Một trong số những nghiệp vụ hết sức đa dạng của các ngân hàng có thể kể đến đó chính là nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu, nó đã góp phần không nhỏ trong việc chống đỡ rủi ro, tháo gỡ khó khăn về tài chính, tạo uy tín kinh doanh cho doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương
    Vốn là lĩnh vực kinh doanh mang tính truyền thống của các ngân hàng thương mại, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh này gắn liền với quá trình hình thành và lớn mạnh của nền thương mại quốc tế nói chung, và của mỗi quốc gia nói riêng. Chính những tính chất, đặc điểm trong giao thương quốc tế là yếu tố then chốt ấn định bản sắc và đặc trưng của loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu, khiến lĩnh vực này có tính độc lập tương đối trong hệ thống tín dụng dịch vụ ngân hàng. Ngược lại, bảo lãnh xuất nhập khẩu cũng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trào lưu hội nhập kinh tế hết sức phát triển.
    Việt Nam đang nằm trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,chủ trương đẩy mạnh khuyến khích xuất khẩu, tuy nhiên, khả năng tích luỹ vốn còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết cho việc tìm ra những nguồn vốn thích hợp, tìm ra chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp, nhằm phát huy tối ưu cả nội lực lẫn ngoại lực. Chính vì lý do đó em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” để làm nội dung nghiên cứu cho khoá luận của mình. Khoá luận gồm có 3 phần chính:
    Chương I : Khái niệm chung về bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
    Chương III: giảI pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại vIệt Nam.
    sẽ đưa ra những cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng, đánh giá những thành tựu đã đạt được, phân tích khó khăn, nhược điểm còn tồn tại cũng như những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiêp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
    Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, các chị tại Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp cho em những nguồn tài liệu quý báu, đặc biệt, em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Quy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận này.
    Do khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...