Luận Văn Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU:
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vươn ra tầm quốc tế. Hòa chung vào xu thế đó, hệ thống các NHTM cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các NHTM nhà nước là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Chính vì vậy, các ngân hàng đã và đang phát triển rất nhiều các sản phẩm tín dụng mới từ lĩnh vực này và bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ khi là thị trường mà rất nhiều ngân hàng nhắm vào.
    Do đó, việc sử dụng BLNH đang bùng nổ mạnh mẽ đem lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng đồng thời cũng đóng vai trò xúc tác cho các hợp đồng kinh tế được kí kết dễ dàng. Có thể chắc chắn các giao dịch thương mại lớn mà có yếu tố nước ngoài tham gia thì đi kèm với các hợp đồng kinh tế bắt buộc phải có thêm hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng để tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của bạn hàng.
    Nghiệp vụ bảo lãnh được ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập. Mặc dù đây là nghiệp vụ ngân hàng còn mới mẻ với các ngân hàng TMCP Việt Nam, song với uy tín và quyền lực tài chính của mình, trong những năm qua MB đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, đem lại thu nhập đáng kể và dần đưa hoạt động bảo lãnh trở thành một trong những hoạt động chính, không thể thiếu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, bản thân ngân hàng cũng có những chính sách nhất định để không ngừng hoàn thiện và phát triển hơn nghiệp vụ này.
    Xuất phát từ những điều trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Khóa luận đề cập nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế, phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả đạt được, đồng thời nêu ra được những khó khăn, tồn tại của hoạt động bảo lãnh tại MB. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Khóa luận nghiên cứu tập trung chủ yếu về thực trạng bảo lãnh ngân hàng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Khóa luận sử dụng các phương pháp lý thuyết hệ thống duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt động kinh tế, thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích, so sánh, xử lý số liệu
    5. Kết cấu khóa luận.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm 3 chương:
    - Chương 1: Những lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng.
    - Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...