Thạc Sĩ Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV (117 trang)

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong. Sinh viên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc
    làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; tr.126].

    Thời gian qua, chất lượng đào tạo sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung, Khoa Tâm lý học nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động
    thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học còn thiếu nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân, trong đó sinh viên còn thiếu ý chí khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan vươn lên chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thực tiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.

    Để sinh viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước thì trước hết sinh viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái độ phù hợp thông qua hoạt động học tập. Tuy nhiên, hoạt động học tập ở bậc đại học là hoạt động đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn mà không phải sinh viên nào cũng có được. Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiên nay còn chưa cao.

    Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập là việc làm có ý nghĩa thiết thực.

    Về mặt lý luận, những nghiên cứu về ý chí đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, những nghiên cứu về ý chí của sinh viên, đặc biệt là ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập còn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống.

    Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV” là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    sâu sắc.

    2. Đối tượng nghiên cứu

    Ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    3. Mục đích nghiên cứu

    Chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ý chí của sinh viên, giúp họ đạt được thành tích cao hơn trong học tập.
     
Đang tải...