Luận Văn Nghiên cứu xử lý nước thải nhiễm dầu bằng thực vật nổi lục bình, bèo

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Đặt vấn đề
    Ở Việt Nam, dầu khí đã được phát hiện vào ngày 26/6/1986, tấn dầu đầu tiên đã khai thác được từ mỏ dầu Bạch Hổ. Tiếp theo nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, đã đi vào khai thác như mỏ Đại Hùng, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông, các mỏ khí như Lan Tây Lan Đỏ
    Nhà nước ta bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy chế biến dầu đầu tiên với công suất 6 triệu tấn năm. Đồng thời hàng loạt các dự án về sử dụng và chế biến khí ra đời. Như vậy ngành công nghiệp chế biến dầu khí nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ mà cả nước ta đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chắc chắn sự đóng góp của ngành dầu khí trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước sẽ rất có ý nghĩa, góp phần xây dựng đất nước để sau vài thập niên tới có thể sánh ngang các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
    Cùng với sự phát triển của ngành chế biến dầu, một trong những vấn đề được mọi ngưới rất quan tâm hiện nay, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường của các chất thải có nhiễm dầu. Các hiện tượng tràn dầu, rò rĩ khí dầu gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, như làm hủy hoại hệ sinh thái động thực vật, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường khỏi các chất ô nhiễm dầu đã trở thành một trong những vấn đề được xã hội quan tâm.
    Với mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài việc tránh các hiện tượng rò rĩ khí dầu ra bên ngoài thì việc xử lý nước thải trong nhà máy lọc dầu được đặc biệt quan tâm chú ý, đầu tư phát triển.
    Và để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và trả lại cho môi trường sự trong sạch ban đầu của nó, người ta đã nghiên cứu nhiều áp dụng thành công nhiều phương pháp, trong đó phương pháp sinh học được đánh giá cao bởi các đặc tính ưu việt của nó như: giá thành hạ, không gây ô nhiễm cho môi trường xử lý, tuy thời gian dài hơn so với các phương pháp khoa học khác.
    Trong các phương pháp xử lý sinh học thì việc sử dụng thực vật thủy sinh là một phương pháp tương đối phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Đặc biệt là các loài thực vật bản địa như lục bình, bèo Thực vật thủy sinh có khả năng xử lý nước thải tốt. Vì những lý do đó tôi đã chọn đề tài “nghiên cứu khả năng xử lý nước nhiễm dầu của thực vật nổi: lục bình, bèo tấm”
    1.2. Mục tiêu đề tài:
    Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải nhiễm dầu của thực vật nổi: lục bình, bèo tấm. Từ đó đưa ra loại thực vật nào có hiệu suất xử lý cao hơn.
    1.3. Nội dung nghiên cứu:
    Thu thập tài liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu: nước thải nhiễm dầu, thực vật thuỷ sinh (lục bình, bèo).
    Bố trí thí nghiệm nhằm khảo sát khả năng xử lý nước thải nhiễm dầu của lục bình, bèo tấm.
    Phân tích các thông số đầu vào và đầu ra của nước thải nhiễm dầu sau khi qua hệ thống xử lý.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1. Phương pháp luận

    Từ khi con người phát hiện và biết khai thác dầu thì vấn đề ô nhiễm dầu cũng bắt đầu xuất hiện do: tràn dầu, nước thải từ nhà máy lọc dầu, kho xăng dầu, .gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Bên cạnh đó các phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm dầu hiện nay tốn chi phí khá cao và vận hành phức tạp
    Do đó lựa chọn một công nghệ xử lý có hiệu quả, chi phí thấp, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay là điều cần thiết. Việc ứng dụng khả năng xử lý nước thải của thực vật nổi phần nào đáp ứng được những nhu cầu đó.
    1.4.2. Phương pháp cụ thể
    1.4.2.1. Tổng hợp các số liệu

    Xử lý, phân tích, tổng hợp các tài liệu, số liệu, thu thập theo mục tiêu đề ra.
    1.4.2.2. Phương pháp chuyên gia
    Các ý kiến tư vấn, đóng góp xây dựng được sử dụng trong việc lựa chọn các vấn đề chính, xây dựng khung chiến lược, lựa chọn chiến lược và vạch ra chiến lược chi tiết.
    1.4.2.3. Phương pháp thực nghiệm
    Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa lấy mẫu, thí nghiệm, khảo sát, đo đạc và quan trắc.
    1.4.2.4. Phương pháp thống kê
    Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tiến hành điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự đoán.
    1.4.2.5. Phương pháp phân tích hóa, lý của nước
    Phân tích các chỉ tiêu về BOD5, COD, SS, pH trong nước
    1.5. Giới hạn của đề tài
    Kết quả thu được từ mô hình tương đối khả quan, tuy nhiên quá trình được thực hiện còn nhiều hạn chế:
    - Thời gian thực hiện gần 3 tháng từ ngày 1/04/2010 đến ngày 28/06/2010
    - Số chỉ tiêu khảo sát chất lượng nước thải không nhiều (BOD5, COD, SS, pH). Do đó, phần nào ảnh hưởng đến đánh giá của thí nghiệm.
    - Chỉ thực hiện với 2 đối tượng lục bình và bèo tấm
    - Chưa có điều kiện thực hiện mô hình thực nghiệm ở một diện tích đủ lớn để có thể thấy rõ hơn mức độ xử lý nước thải của lục bình, bèo tấm trên thực tế
    1.6. Ý nghĩa của đề tài
    Thông qua nghiên cứu của đề tài để góp phần làm sáng tỏ thêm việc sử dụng thực vật nổi để xử lý nước thải. Có thể coi đây là một phương pháp xử lý hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, mang tính kinh tế cao và phù hợp với điều kiện nước ta, đặc biệt là vùng ngoại thành đang được đô thị hóa.
    Hạn chế ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm chất lượng môi trường sống của con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...