Luận Văn Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp bằng phương pháp keo tụ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1.1 Đặt vấn đề . 1
    1.2 Mục đích nghiên cứu 2
    1.3 Nội dung nghiên cứu . 2
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.5 Phương pháp nghiên cứu . 3
    1.4.1 Phương pháp luận 3
    1.4.2 Phương pháp cụ thể . 4
    CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC . 5
    2.1 Tổng quan về thành phần nước rỉ rác . 5
    2.1.1 Tổng quan về thành phần nước rỉ rác trên thế giới . 5
    2.1.2 Tổng quan về thành phần nước rỉ rác Việt Nam 9
    CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC . 41
    3.1 Tổng quan chung . 15
    3.2 Tổng quan về các công nghệ xử lý nước rỉ rác . 16
    3.2.1 Công nghệ xử lý nước rỉ rác trên thế giới 16
    3.2.2 Công nghệ xử lý nước rỉ rác ở Việt Nam . 24
    3.3 Các phương pháp xử lý 40
    3.4 Căn cứ lựa chọn phương án keo tụ bằng chất keo tụ 43
    CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    4.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 44
    4.2 Nguồn nước rác và phương pháp lấy mẫu . 44
    4.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 45
    4.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm . 48
    4.4.1 Phương pháp phân tích pH 48
    4.4.2 Phương pháp phân tích SS 48
    4.4.2 Phương pháp phân tích BOD[SUB]5[/SUB][SUB] . [/SUB]48
    4.4.4 Phương pháp phân tích COD 49
    4.4.5 Phương pháp phân tích Tổng Nito . 50
    4.4.6 Phương pháp phân tích Tổng Phospho . 50
    4.5 Các phương pháp đánh giá 52
    CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
    5.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm qua đó xác định pH tối ưu . 53
    5.1.1 Cố định phèn FeSO[SUB]4[/SUB] và thay đổi pH . 53
    5.1.2 Cố định phèn FeCl[SUB]3 [/SUB]và thay đổi pH . 58
    5.1.3 Cố định phèn Al[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3 [/SUB]và thay đổi pH . 63
    5.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của liều lượng phèn đến hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm của nước rỉ rác qua đó xác định lượng phèn tối ưu . 67
    5.2.1 Cố định pH = 6,5 và thay đổi lượng phèn FeSO[SUB]4 [/SUB] (100g/l) 67
    5.2.2 Cố định pH = 6 và thay đổi lượng phèn FeCl[SUB]3­[/SUB] 72
    5.2.3 Cố định pH = 6 và thay đổi lượng phèn Al[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] . 76
    5.3 Sử dụng pH và phèn tối ưu đã xác định để xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ nhiều bậc 80
    5.3.1 Sử dụng phèn FeSO[SUB]4[/SUB] với pH = 6,5 để xử lý nước rỉ rác 80
    5.3.2 Sử dụng phèn FeCl[SUB]3[/SUB] với pH = 6 để xử lý nước rỉ rác 81
    5.3.3 Sử dụng phèn Al[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] với pH = 6 để xử lý nước rỉ rác . 87
    5.4 Đề xuất quy trình xử lý 85
    CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
    6.1 Kết luận 88
    6.2 Kiến nghị 89
    PHỤ LỤC



    1.1 Đặt vấn đề
    Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì thế lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, tại thành phố Hồ Chí Minh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã vượt khỏi con số hai triệu tấn năm, những câu chuyện về rác và những hệ lụy môi trường từ rác đang “nóng lên” trong những năm gần đây.Với khối lượng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày, phương pháp xử lý duy nhất là chôn lấp, thành phố có 2 bãi chôn lấp (BCL) hợp vệ sinh, BCL Đa Phước và Phước Hiệp. Cho đến nay tổng khối lượng rác đã được chôn lấp tại 2 BCL Đa Phước và Phước Hiệp 2 đã lên đến con số 7.900.000 tấn, trong đó Đa Phước là 3.500.000 tấn, và Phước Hiệp 2 là 4.500.000 tấn. Và sự quá tải đó đã dẫn đến những hậu quả về mặt môi trường, như mùi hôi nồng nặc phát sinh từ các BCL đã phát tán hàng kilomét vào khu vực dân cư xung quanh và một vấn đề nghiêm trọng nữa là sự tồn đọng của hàng trăm ngàn mét khối nước rác tại các BCL và cùng với lượng nước rỉ rác phát sinh thêm mỗi ngày khoảng 1.000 - 1.500m[SUP]3[/SUP] tại các BCL thì nuớc rỉ rác đang là nguồn hiểm họa ngầm đối với môi trường.

    Mặc dù mỗi BCL đều có hệ thống xử lý nước rỉ rác nhưng những phương pháp xử lý nước rỉ rác đang được áp dụng tại các BCL vẫn còn bộc lộ rất nhiều nhược điểm như chất lượng nước sau xử lý thường không đạt tiêu chuẩn xả thải, đặc biệt là chỉ tiêu BOD và N, P, các kim loại nặng (TCVN 5945-1995, cột B), tiêu tốn nhiều hóa chất, giá thành xử lý rất cao, khó kiểm soát, và công suất xử lý không đạt thiết kế. Nguyên nhân do sự thay đổi rất nhanh của thành phần nước rỉ rác theo thời gian vận hành của BCL, với thành phần rất phức tạp (các chất hữu cơ khó/không có khả năng phân hủy sinh học tăng dần và nồng độ ammonium tăng đáng kể theo thời gian), không ổn định, việc lựa chọn các công nghệ xử lý chưa phù hợp đã dẫn đến nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường thải ra sông, rạch vẫn còn rất hạn chế trong khi lượng nước rỉ rác tại các BCL thì tiếp tục tăng lên.

    Vấn đề được đặt ra ở đây là phải tìm ra công nghệ thích hợp để có thể xử lý hết lượng nước rỉ rác đang tồn đọng, cải tạo lại các hệ thống xử lý nước rỉ rác hiện hữu, và công nghệ tham khảo điển hình đối với xử lý nước rỉ rác của các BCL mới trong tương lai. Và với hiện trạng lượng chất thải rắn thải ra môi trường ngày càng nhiều và theo đó các công trình xử lý chúng cũng được xây dựng lên để đáp ứng nhu cầu xử lý đặc biệt là các bãi chôn lấp, chính vì thế đặt ra vấn đề xử lý nước rác rò rỉ từ các bãi chôn lấp là xu thế đúng đắn hiện nay, mặc dù hiện nay lưu lượng thải ra là chưa lớn nhưng theo thời gian yêu cầu đặt ra cũng tăng nhanh, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để có kinh nghiệm thực tế sớm để có thể đối phó kịp thời với những phát sinh trong thời gian tới. Chính vì thế, tác giả đề xuất những nghiên cứu và các phương pháp xử lý và các công trình xử lý để tạo cơ sở cho các nghiên cứu sau này và qua đó các quy trình xử lý nước rác sẽ được hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...