Luận Văn Nghiên cứu xử lý Asen trong nước bằng phương pháp hoá học và hấp phụ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu xử lý Asen trong nước bằng phương pháp hoá học và hấp phụ
    Với sự phát triển công nghiệp ồ ạt như hiện nay, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nước bề mặt. Điều này làm cho nước ngầm ngày càng trở nên quan trọng trong việc sử dụng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất. Cùng với nhu cầu sử dụng nước ngầm ngày càng tăng thì những yêu cầu về tìm hiểu và nghiên cứu về nước ngầm cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
    Các nghiên cứu gần đây cho thấy: nguồn nước ngầm tại một số khu vực trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ô nhiễm asen ở các mức độ khác nhau[3, 4, 5, 33]. Asen là một nguyên tố có độc tính cao. Độc tính của asen phụ thuộc vào trạng thái hoá trị, dạng tồn tại của nó. Trong đó, asen ở dạng vô cơ độc hơn ở dạng hữu cơ, asen ở trạng thái hoá trị +3 (As(III)) độc hơn trạng thái hoá trị +5 (As(V)). Asen có thể gây nhiễm độc ở liều lượng rất nhỏ và ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Vì Asen có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên tổ chức Y tế thế giới đax đưa giới hạn nồng độ asen trong nước uống xuống 10 g/L vào năm 1993. Với ngưỡng nồng độ này, các nhà khoa học ước tính khoảng 150 triệu người dân ấn Độ, 30 triệu người dân Banglades[33], 2 triệu người Trung Quốc phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm Asen, còn tại Việt Nam con số đó vào khoảng 10,5 triệu người[5].
    Với các nội dung nghiên cứu như sau:
    1. Ngiên cứu khả năng ôxi hoá Asen bằng các tác nhân FAC và KMnO4, Khảo sát hiệu suất của các quá trình ôxi hóa và so sánh hiệu quả của 2 chất ôxi hoá đó.
    2. Khảo sát thời gian ôxi hoá Asen của các tác nhân FAC và KMnO4, lựa chọn thời gian lưu tối ưu cho quá trình.
    3. Đánh giá khả năng hấp phụ As(III) và As(V) của sắt(III) hydroxit.
    4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Fe(II) trong nước đối với hiệu suất hấp phụ As(III) khi không có chất ôxi hoá.
    5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Fe(II) trong nước đối với hiệu suất hấp phụ As(V) khi có sử dụng chất ôxi hoá.
     
Đang tải...