Luận Văn Nghiên cứu xử lý amonibằng phương pháp sinh họcsử dụng các vi khuẩn tự dưỡng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1. TỔNG QUAN
    1.1. Hiện trạng ô nhiễm và sự cần thiết phải xử lí các hợp chất Nitơ trong nước
    1.1.1. Tiêu chuẩn về nồng độ các hợp chất của nitơ trong nước của thế giới và Việt Nam
    1.1.1.1. Thế giới
    Tiêu chuẩn của EPA ( U.S Enviromental protection Agency-cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) đối với NO2- trong nước cấp uống trực tiếp không vượt quá 1mg/l .
    Theo tiêu chuẩn Châu Âu, trong nước cấp uống trực tiếp NH4+ không vượt quá 0,5mg/l.
    Theo tiêu chuẩn của WHO và EPA đối với nước cấp uống trực tiếp hàm lượng NO3- không vượt quá 10mg/l.

    1.1.1.2. Việt Nam
    Theo “tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống” ban hành kèm theo quyết định số 1329/2002/BYT- QĐ của bộ Y tế, nồng độ cho phép của các hợp chất như sau:
    Hàm lượng Amoniac tính theo Amoni : 1,5 mg/l
    Hàm lượng Nitrit tính theo Nitrit: 0,02 mg/l
    Hàm lượng Nitrat tính theo Nitrat: 50 mg/l [2]

    1.1.2. Hiện trạng ô nhiễm các hợp chất nitơ trong nước
    Có thể đánh giá mức độ ô nhiễm bằng cách so sánh nồng độ các hợp chất Nitơ trong nước thải hoặc nước ngầm với tiêu chuẩn trên.
    Theo khảo sát của các nhà khoa học, phần lớn nước ngầm ở vùng đồng bằng bắc bộ như Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Hải Dương đều bị nhiễm bẩn Amoni (NH4+) rất nặng vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
    Tại Hà Nội, Hà Tây,Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương,Hưng Yên, Thái bình, xác suất các nguồn nước ngầm nhiễm Amoni ở nồng độ cao hơn tiêu chuẩn là khoảng 70-80%. Ngoài amoni, không ít nguồn còn chứa khá nhiều chất hữu cơ. Như vậy, tình trạng nhiễm bẩn Amoni và hợp chất hữu cơ trong nước ngầm ở Đồng bằng Bắc Bộ đã đến mức báo động [8].
    Kết quả khảo sát mới đây của Liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công trình miền Bắc cho thấy, hàm lượng Amoni, Nitrat, Nitrit, trong nước ngầm ở Hà Nội đã vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
    Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước uống dựa trên Quyết định 1329 của Bộ Y tế, nước sinh hoạt đạt chuẩn ở mức hàm lượng Amoni: 1,5mg/l. trên thực tế, kết quả phân tích các mẫu nước đều vượt quá chỉ tiêu cho phép, nhiều nơi cao hơn từ 20 đến 30 lần. Tầng nước ngầm trên (cách mặt đất từ 25m đến 40m) – nơi người dân khai thác bằng cách đào giếng khoan đã ô nhiễm nặng ở nhiều nơi. Điển hình là xã Pháp Vân có hàm lượng Amoni là 31,6 mg/l. Phường Tương Mai có hàm lượng Amoni là 13,5 mg/l. các phường Trung Hòa, xã Tây Mỗ, xã Trung Văn, đều có hiện trạng tương tự [8].
    Nguy hại hơn, mức ô nhiễm đang tăng dần theo thời gian, xã Yên Sở trong năm 2002 kết quả đo đạc cho thấy hàm lượng Amoni là 37,2 mg/l hiện nay đã tăng lên 45,2 mg/l, phường Bách Khoa mức nhiễm từ 9,4 mg/l, nay tăng lên 14,7mg/l. Có nơi chưa từng bị nhiễm amoni song nay cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép như Long Biên, Tây Mỗ, Đông Ngạc, hiện bản đồ nguồn nước nhiễm bẩn đã lan rộng trên toàn thành phố.
    Theo kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài đã và đang thực hiện, hàm lượng Amoni trong nước của tầng Qa dao động từ vết đến 30 mg/l. Hầu hết, các khu vực đều nhiễm amôni, trong đó có các khu vực nhiễm nặng như: Pháp Vân, Định Công, Hạ Đinh, Kim Giang, Tương Mai, Bạch Mai, Bách Khoa, Kim Liên, Quỳnh Mai. Một số khu vực nhiễm nhẹ như Lương Yên, Yên Phụ, Ngô Sĩ Liên, Đồn Thủy. Ngoài ra, một số khu vực cũng đã có dấu hiệu nhiễm như Ngọc Hà, Mai Dịch. Nhìn chung, các khu vực bị nhiễm nặng amoni tập trung nhiều hơn ở khu vực phía Nam thành phố và khu Trung tâm. Cao nhất là khu vực Pháp Vân, Định Công (~ 20 mg/l), sau đó là khu vực Hạ Đình (~12mg/l), Tương Mai (~10mg/l) [2].
    Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45m đến 60m) là nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn. Đề tài “ nghiên cứu xử lí nước ngầm nhiễm bẩn Amoni “ do sở giao thong công chính Hà Nội vừa nghiệm thu cho thấy: “do cấu trúc địa chất , nước ngầm nhà máy nước Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai có hàm lượng sắt và Amoni (NH4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...