Tiến Sĩ Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
    NĂM – 2012

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Những đóng góp mới của luận án
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP 10
    1.1 Cơ sở lý luận về xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 10
    1.1.1 Một số khái niệm 10
    1.1.2 Tính tất yếu khách quan trong chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 12
    1.1.3 Các mô hình lý thuyết về xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp
    1.1.4 Ý nghĩa của chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 16
    1.1.5 Điều kiện chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 18
    1.1.6 Nội dung, bản chất xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 20
    1.1.7 Đặc điểm xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 22
    1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp
    1.2 Thực tiễn xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 28
    1.2.1 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
    1.2.2 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp ở Việt Nam 36
    Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
    2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng 48
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 48
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 49
    2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 54
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 54
    2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 57
    2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 60
    2.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 61
    2.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 61
    2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 63
    2.3.1 Chỉ tiêu quy mô lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề 64
    2.3.2 Chỉ tiêu cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề 64
    2.3.3 Chỉ tiêu thu nhập tăng lên do chuyển đổi nghề của một lao động nông nghiệp
    2.3.4 Chỉ tiêu số người ăn theo được nuôi sống nhờ chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp
    2.3.5 Chỉ tiêu tỷ trọng lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề trong tổng số lao động của khu vực phi nông nghiệp
    Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
    3.1 Thực trạng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
    3.1.1 Thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1995 67
    3.1.2 Thời kỳ từ năm 1996 đến năm 2000 68
    3.1.3 Thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2005 69
    3.1.4 Thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2006 đến nay 7271
    3.2 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng 3.2.1 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp theo ngành kinh tế
    3.2.2 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp theo hình thức nghề nghiệp
    3.2.3 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp theo tính chất công việc
    3.2.4 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp theo di cư 9088
    3.2.5 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp theo giới tính, độ tuổi của lao động
    3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
    3.3.1 Nhóm các yếu tố thuộc về người lao động 9997
    3.3.2 Nhóm các yếu tố thuộc về cộng đồng 104102
    3.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
    Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
    4.1 Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
    4.1.1 Dự báo lao động nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020
    4.1.2 Quan điểm chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp
    4.1.3 Định hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
    4.2 Giải pháp chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
    4.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển triển kinh tế xã hội và xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Hồng
    4.2.2 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
    4.2.3 Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp 140138
    4.2.4 Giải pháp hỗ trợ lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề 143141
    KẾT LUẬN 149147
    1 Kết luận 149147
    2 Kiến nghị 151149
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 153151
    Tài liệu tham khảo 154152
    Phụ lục 162160


    DANH MỤC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    1.1 Lao động đang làm việc của Việt Nam phân theo ngành kinh tế giai
    đoạn 1996 - 2000 41
    1.2 Lao động đang làm việc của Việt Nam phân theo ngành kinh tế giai
    đoạn 2001 - 2015 42
    1.3 Lao động đang làm việc của Việt Nam phân theo ngành kinh tế giai
    đoạn 2006 - 2010 42
    1.4 Cơ cấu lao động đang làm việc của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2005 43
    1.5 Cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 44
    2.1 Tình hình sử dụng đất đai vùng Đồng bằng sông Hồng 48
    2.2 Giá trị sản xuất ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng 51
    2.3 Số lượng mẫu điều tra 58
    2.4 Các đối tượng tiếp cận của đề tài 59
    3.1 Lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, 1990-1995 67
    3.2 Lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, 1996 - 2000 68
    3.3 Lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, 2001 - 2005 70
    3.4 Lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, 2006 - 2010 7271
    3.5 Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp điều tra, 2008 - 2010 7776
    3.6 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hai tiểu vùng của vùng Đồng bằng
    sông Hồng 8381
    3.7 Khả năng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp theo khu vực
    kinh tế 8482
    3.8 Lao động nông nghiệp di cư và chuyển đổi nghề 9088
    3.9 Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông
    Hồng phân theo giới tính của lao động 9694
    3.10 Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp phân theo tuổi của lao động9896
    3.11 Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp phân theo trình độ văn hoá10098
    3.12 Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp phân theo trình độ chuyên
    môn kỹ thuật 10199
    3.13 Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp phân theo mức sống, thu
    nhập của lao động 102100
    3.14 Vốn đầu tư, khu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng 106104
    3.15 Thời gian lao động bình quân của lao động nông nghiệp 107105
    3.16 Nơi làm việc của lao động nông nghiệp sau khi chuyển đổi nghề 112110
    3.17 Đào tạo nghề ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp113111
    3.18 Phân tích SWOT chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 120118
    4.1 Dự báo lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020126124
    4.2 Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của vùng Đồng bằng
    sông Hồng đến năm 2020 129127

    DANH MỤC HÌNH
    STT Tên hình Trang
    1.1 Mô hình liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp 15
    1.2 Nội dung chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 20
    1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển đổi nghề của lao động
    nông nghiệp 27
    2.1 Khung phân tích xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 56
    3.1 Các nghề chuyển đổi của lao động nông nghiệp điều tra 7876
    3.2 Các nghề chuyển đổi trong ngành nông nghiệp của lao động nông nghiệp điều tra
    3.3 Di cư và chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 9189


    DANH MỤC HỘP

    STT Tên hộp Trang
    3.1 Làm nghề phi nông nghiệp ngay tại địa phương 9391
    3.2 Lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề khi xuất khẩu lao động 9492
    3.3 Thu nhập từ nông nghiệp thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy 103101
    3.4 Thu hồi đất, lao động nông nghiệp phải chuyển sang làm nghề khác 109107
    3.5 Một bộ phận không nhỏ lao động không làm nghề đã đào tạo 114112
    3.6 Để chuyển đổi nghề hiệu quả rất cần phải dạy nghề phù hợp 115113
    4.1 Cần thay đổi lại cung cách dạy nghề cho lao động nông thôn 142140

    DANH MỤC ĐỒ THỊ
    STT Tên đồ thị Trang
    2.1 Cơ cấu GDP của Việt Nam theo vùng năm 2000 và 2009 50
    2.2 Quy mô dân số của các vùng năm 2010 52
    2.3 Mật độ dân số của các vùng năm 2010 52
    3.1 Cơ cấu lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1990 – 2010 7472
    3.2 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng
    sông Hồng theo ngành kinh tế, 1990 - 2010 7573
    3.3 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp điều tra 7977
    3.4 Xu hướng chuyển đổi nghề trong ngành nông nghiệp của lao động nông nghiệp điều tra
    35 Loại hình nghề nghiệp của lao động nông nghiệp sau khi chuyển đổi nghề 8785
    3.6 Tính ổn định sau khi lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề 8987
    3.7 Mong muốn chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp 8987
    3.8 Cơ cấu lao động đang làm việc theo khối ngành của vùng Đồng bằng
    sông Hồng 104102
    3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp
    4.1 Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng
    sông Hồng theo ngành kinh tế đến năm 2020 127125

    MỞ ĐẦU

    1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trong hai thập kỷ gần đây làm thay đổi nền kinh tế và bộ mặt xã hội nước ta. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến đáng kể với tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm từ 60 - 70% trong những năm 1980 xuống còn khoảng 20% hiện nay. Trong quá trình đó, sự chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp diễn ra chậm và chưa theo kịp với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Dân số ở khu vực nông thôn vẫn tăng, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong khi diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần. Hơn nữa, các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn vẫn chậm phát triển càng làm cho vấn đề nghề nghiệp, việc làm của lao động nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hệ quả kéo theo là sản xuất kém phát triển, thu nhập và mức sống của người dân nông thôn thấp.
    Mặt khác, những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng đã nảy sinh những thách thức đối với vấn đề việc làm của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Xu hướng lao động nông nghiệp trẻ di cư ban đầu chỉ mang tính thời vụ, dần dần định cư lâu dài ở thành thị đã tạo sức ép lớn về lao động, việc làm và an sinh xã hội cả ở thành thị và nông thôn.
    Chính việc chuyển dịch lao động trên đây, dẫn đến lực lượng lao động nông nghiệp chưa được chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, trình độ, tay nghề để tham gia vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các khu đô thị và thành phố lớn. Do đó, việc làm của lao động nông nghiệp xuất thân từ nông thôn thường là những lao động chân tay, công việc nặng nhọc, thu nhập thấp.
    Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bởi vì không thể có một nông thôn mới, một nước có nền công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông nghiệp không có tay nghề vững vàng. Nhằm cụ thể hóa chương trình hành động trên, tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động
    nông thôn đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2009)[65]. Mục tiêu của đề án, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Đề án nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước coi đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, có chính sách bảo đảm công bằng xã hội về cơ hội học nghề, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở hành lang pháp lý để các hoạt động đào tạo nghề phát triển nhằm nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp.
    Chính vì lí do đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Đảng cộng sản Việt Nam, 2007)b[26] và Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Thủ tướng Chính phủ,2010)[66] ra đời, công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đã được triển khai khá mạnh mẽ ở nhiều nơi. Theo Văn phòng Hỗ trợ tư vấn phản biện và Giám định xã hội - Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (2011)[73], trong 10 năm (2001- 2010) đã có 15 triệu lao động có việc làm, trong đó khoảng 48% làm nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất của lao động nông nghiệp thấp chỉ bằng 1/4 ngành công nghiệp và bằng 1/3 ngành dịch vụ. Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng số lao động đang làm việc vẫn ở mức rất cao: từ 82,5% năm 1985, giảm xuống71,4% năm 1993, 65,09% năm 2000, 57,1% năm 2005 và 49,5% năm 2010. Như vậy, gần một phần tư thế kỷ (1986 - 2010) thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, cơ cấu lao động nông nghiệp giảm chậm và phải mất nhiều năm nữa mới đạt mục tiêu giảm xuống còn 30%. Thời gian tới, Việt Nam phải tạo việc làm cho khoảng
    1,2 triệu lao động mỗi năm; phải đối mặt với mức gia tăng lớn của lực lượng lao động với khoảng 1,0-1,1 triệu người/năm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế, 2011)[9] và số lao động dôi ra từ khu vực nông nghiệp tiếp tục tạo sức ép lớn về nghề nghiệp, việc làm Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh khoảng 7,5%/năm với tổng số lao động đang làm việc 10,93 triệu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011)[6]. Những năm qua, xu hướng lao động nông nghiệp đang làm việc của vùng giảm và chuyển đổi nghề diễn ra khá nhanh từ 73,77% năm 1990 giảm xuống 67,93% năm 2000, 57,18% năm 2005 và giảm còn 45,73% năm 2010, với tốc độ giảm 1,16%/năm (2001 - 2005) và 2,89%/năm (2006 - 2010). Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nghề cũng có những khó khăn như: (i) thiếu việc làm và năng suất lao động còn thấp; (ii) việc đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp chưa xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; (iii) sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề của chính quyền ở một số địa phương còn mang tính hình thức; (iv) tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của lao động nông nghiệp nên việc tổ chức các khóa đào tạo nghề vẫn chưa phù hợp. Thêm vào đó, Đồng bằng sông Hồng là vùng đất chật, người đông, công nghiệp và đô thị hóa phát triển nhanh làm cho dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn; đồng thời trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi số lượng lớn lao động có kỹ năng thích ứng với đòi hỏi của sản xuất phi nông nghiệp và đô thị hóa. Lao động nông nghiệp của vùng chất lượng còn thấp; trong khi chuyển đổi nghề còn mang tính tự phát và còn lúng túng; tính bền vững ở nhiều nghề mà lao động nông nghiệp đã chuyển đổi không cao do không được đào tạo nghề bài bản.
    Với bối cảnh kinh tế - xã hội nói trên, vấn đề chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng trở nên cấp thiết. Đặc biệt trong những diễn biến của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp lại mang tính thời sự hơn nữa. Bản thân khu vực công nghiệp và thành thị cũng không còn “yên bình” hay luôn luôn là “miền đất hứa” cho lao động nông nghiệp. Hàng loạt các nhà máy và doanh nghiệp ở khu vực thành thị và ở các khu công nghiệp ở nông thôn phá sản hoặc sản xuất đình trệ dẫn đến sa thải người lao động đã đặt ra câu hỏi lớn về tính bền vững chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp. Việc định hướng và có giải pháp thích hợp cho chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp trở nên cấp thiết hơn cả trước mắt và lâu dài.
    Chính vì vậy, việc làm rõ xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm phục vụ cho việc đào tạo nghề được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề, nâng cao thu nhập cho các đối tượng này là hết sức cần thiết. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng một cách thỏa đáng.
    Trong thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu về thị trường lao động Việt Nam và nghiên cứu của tác giả Việt Nam về kinh nghiệm chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn của các nước. Các tác giả đã đề cập nhiều khía cạnh của thị trường lao động nông thôn mà ít đi sâu vào nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp. Action International Viet Nam (2003) đã điều tra 5 trong số 30 công ty tại 3 quận của thành phố Hải Phòng cho thấy, lao động di cư đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu lao động trong từng khu vực và tạo ra sự trao đổi lao động giữa các khu vực khác nhau. Phạm Quý Thọ (2006)[55] nghiên cứu trường hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Đặng Kim Sơn
    (2008)c[47] nghiên cứu kinh nghiệm các nước về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; qua đó cung cấp thông tin và những bài học kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của một số nước đã và đang tiến hành CNH. Những vấn đề mang tính thực tiễn về vai trò của nông nghiệp trong quá trình CNH, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết vấn đề đất đai, lao động, môi trường và liên hệ với điều kiện của Việt Nam. Về nghiên cứu trong nước: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1998)[80] đã đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng lao động, việc làm nông thôn. Trong đó đi sâu phân tích thực trạng việc làm phi nông nghiệp và vấn đề di chuyển lao động, tìm kiếm việc làm. Chu Tiến Quang (2001)[40] cho rằng để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp cần tập trung vào khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia tạo việc làm cho xã hội, chú trọng việc người lao động được chủ động và sáng tạo tự tìm việc làm mới trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế tại chỗ, mở rộng các hình thức hợp tác giữa người lao động với các tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất để tạo việc làm mới. Kết hợp đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp với đẩy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Về chính sách xã hội cần tập trung làm giảm tăng dân số, lao động, hàng năm nhanh chóng phân bổ lại dân cư giữa các vùng tạo ra sự cân bằng giữa dân số, lao động và nguồn lực về đất đai, tài nguyên. Đào Quang Vinh (2001)[74] tập trung vào tìm giải pháp tạo việc làm trong chính bản thân ngành nông nghiệp thông qua khuyến khích khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại. Kết quả cho thấy, trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình và người thân, số thuê lao động không nhiều. Quan hệ lao động trong trang trại hầu hết là các quan hệ mang tính thỏa thuận. Lê Hồng Thái (2002)[49] đã chỉ ra những nguyên nhân chuyển dịch lao động nông thôn chậm: việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đất nông nghiệp/người có xu hướng ngày càng thấp hơn khiến lao động nông nghiệp ít tích lũy cho phát triển sản xuất phi nông nghiệp, chất lượng lao động thấp dẫn đến khả năng chuyển đổi nghề thấp. Bùi Thị Thanh (2005)[50] đã bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ, đặt cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006)[78] đã nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ngăn cản hay thúc đẩy (kéo và đẩy) lao động nông nghiệp tham gia hoạt động phi nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời gian tới. Nguyễn Phúc Thọ (2006)[54] đã phản ánh về số lượng và chất lượng của lao động bị thu hồi đất huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, độ tuổi lao động từ 36 - 60 (nam) và 36 - 55 (nữ) không còn cơ hội vào làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, vấn đề đào tạo nghề, chuyển đổi nghề rất khó khăn. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề của LĐ, như tâm lý, mức độ CNH, thu hồi đất đai Bùi Quang Bình (2006)[5] đã phân tích sâu sắc thực trạng sử dụng lao động nông thôn và đề xuất một số giải pháp: (i) Thực hiện tốt công tác dân số và di dân nông thôn; (ii) Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động; (iii) Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp, mở mang ngành nghề; (iv) Nâng cao năng suất lao động nông nghiệp; (v) Hợp tác lao động, làm tốt công tác phát triển thị trường lao động ở nông thôn. Nguyễn Tiệp (2007)[61] đã phân tích sâu sắc thách thức về tình trạng yếu kém của nguồn nhân lực trước yêu cầu của hội nhập, từ đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực hội nhập WTO. Trần Kim Dung (2009)[18] dự báo cung cầu lao động Việt Nam đến năm 2015 dựa trên 2 kịch bản: (i) lao động theo ngành dịch chuyển theo tốc độ như trong thời gian vừa qua và (ii) thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Tác giả dự báo cầu lao động nói chung và tỷ lệ lao động qua đào tạo tính toán dựa trên nhu cầu của nền kinh tế. Nhu cầu lao động từng ngành được dự báo dựa trên ước tính về tăng trưởng ngành. Đến năm 2015, tổng cung lao động vẫn được duy trì vượt cầu; lao động khu vực nông thôn vẫn thừa nhiều nhưng có nguy cơ thiếu hụt lao động ngành dịch vụ; vẫn tồn tại tình trạng thiếu hụt lao động qua đào tạo và mất cân đối lao động theo bằng cấp. Lê Xuân Bá (2009)[3] đã phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; dự báo và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Tác giả kết luận: khái niệm “cơ cấu lao động nông nghiệp” là tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội; có hai định hướng chính là giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động nông thôn; các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm không đơn thuần là thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội. Phạm Vân Đình (2011)[29] đã phân tích một cách có hệ thống, đánh giá kết quả những mặt được, chưa được, những bất cập, chưa phù hợp của chính sách; qua đó đề xuất hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam đến năm 2020.

    Tóm lại, tình hình nghiên cứu liên quan đến thị trường lao động nông nghiệp, nông thôn khá phong phú; không chỉ đề cập tới thực trạng n g u ồ n n h â n l ự c nông nghiệp, nông thôn; phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đối với chuyển dịch lao động; đã đưa ra nhiều kiến nghị để phát triển thị trường lao động, tạo việc làm và chuyển dịch lao động nông nghiệp Một số đề tài chỉ đi sâu vào một vài khía cạnh của chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm như các nghiên cứu về vấn đề di cư, một số đề tài khác đề cập đến các vấn đề thị trường lao động, thị trường lao động trong mối quan hệ với tăng trưởng, phân mảng thị trường lao động, nghiên cứu về các khả năng thu hút và tạo việc làm của kinh tế trang trại Một số đề tài có lồng ghép việc dự báo cầu và thay đổi của cầu lao động nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, nhưng các dự báo này chỉ đề cập một cách sơ lược. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về vấn đề xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng. Đây là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm đún g mức và đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới, tiếp tục hoàn thiện c ơ c h ế chính sách thúc đẩy lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề hiệu quả, bền vững.
    Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở làm rõ về mặt lý luận, đánh giá đúng thực trạng chuyển đổi nghề, đề xuất định hướng và giải pháp đảm bảo chuyển đổi nghề bền vững cho lao động
    nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...