Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Vật Lý ở trường Trung học phổ thông (THPT)

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .4
    1. Lí do chọn đề tài 4
    2. Mục đích nghiên cứu 6
    3. Giả thuyết khoa học .6
    4. Đối tượng nghiên cứu .6
    5. Phạm vi nghiên cứu .6
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu .6
    7. Phương pháp nghiên cứu .7
    8. Cấu trúc luận văn .8
    Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC
    HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TẬP
    THÍ NGHIỆM 9
    1.1. Cơ sở tâm lí học .9
    1.1.1. Hoạt động học 9
    1.1.2. Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh .10
    1.1.3. Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức .11
    1.1.4. Sự cần thiết của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh .12
    1.1.5. Tác dụng của bài tập thí nghiệm trong việc phát huy tính tích cực hoạt động
    nhận thức cho HS .14
    1.2. Cơ sở lí luận dạy học .18
    1.2.1. Bài tập thí nghiệm vật lí .18
    1.2.2. Tổ chức dạy học bài tập thí nghiệm .30
    1.3. Cơ sở thực tiễn 32
    1.3.1. Thực trạng chung của việc sử dụng bài tập thí nghiệm ở trường THPT 32
    1.3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên 34
    1.4. Kết luận chương 1 .35
    Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM CHƯƠNG
    “NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÍ LỚP
    11 37
    2.1. Phân tích nội dung và phương pháp giảng dạy chương“ Những định luật cơ
    bản của dòng điện không đổi” Vật lý lớp 11 .37
    2.1.1. Đặc điểm và cấu trúc nội dung của chương .37
    2.1.2. Nội dung kiến thức cơ bản và kĩ năng học sinh cần đạt được .45
    2.2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ Những định luật
    cơ bản của dòng điện không đổi” Vật lý lớp 11 THPT 53
    2.2.1. Mục đích, yêu cầu 53
    2.2.2. Phương pháp biên soạn 53
    2.2.3. Hệ thống bài tập thí nghiệm .54
    2.3. Một số hướng sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học 74
    2.3.1. Sử dụng BTTN trong các tiết luyện tập, ôn tập một cách thường xuyên 74
    2.3.2. Tổ chức luyện tập dưới hình thức giao bài tập cho nhóm. 74
    2.3.3. Kiểm tra đánh giá .75
    2.4. Hệ thống giáo án có sử dụng bài tập thí nghiệm 75
    2.4.1. Giáo án 1 76
    2.4.2. Giáo án 2 83
    2.5. Kết luận chương 2 .88
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .90
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .90
    3.1.1. Mục đích 90
    3.1.2. Nhiệm vụ 90
    3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 90
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .91
    3.3.1. Chọn mẫu .91
    3.3.2. Phương pháp tiến hành 91
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .91
    3.4.1. Tiêu chí đánh giá 91
    3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .92
    3.5. Kết luận chương 3 .96
    KẾT LUẬN .98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .100
    PHỤ LỤC .104
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    TT Viết tắt Viết đầy đủ
    1 BTTN Bài tập thí nghiệm
    2 ĐC Đối chứng
    3 GV Giáo viên
    4 HS Học sinh
    5 PPDH Phương pháp dạy học
    7 SGK Sách giáo khoa
    8 THPT Trung học phổ thông
    9 TN Thực nghiệm
    10 TNSP Thực nghiệm sư phạm
    4
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Sự xuất hiện nền kinh tế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang đưa xã hội loài
    người tới một kỉ nguyên mới và nó cũng đòi hỏi một hệ thống giáo dục mới và phương
    pháp giáo dục mới sao cho thích nghi với môi trường xã hội thay đổi. Việt Nam không
    thể đứng ngoài xu thế đó. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những
    mục tiêu lớn được nghành giáo dục đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay [33] và là
    mục tiêu chính đã được nghị quyết TW 2, khóa VIII chỉ ra rất rõ và cụ thể:
    “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
    chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương
    pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
    gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ” [11]
    Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 (ban kèm quyết định số
    201/2001/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2
    ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri
    thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá
    trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một
    cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân;
    tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh, sinh viên trong quá trình học
    tập, ”[10]
    Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thì phương tiện dạy học đóng một
    vai trò hết sức quan trọng. Phương tiện day học không chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt
    động dạy và học, mà là nguồn thông tin, nguồn tri thức. Sử dụng phương tiện dạy học
    không chỉ giúp học sinh (HS) nâng cao hiệu suất, hiệu quả học tập mà còn hướng vào
    việc hình thành cho HS năng lực sử dụng các phương tiện thông tin để học tập suốt đời
    và hoạt động thực tiễn [15]. Tăng cường sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại
    cũng là điều kiện cơ bản để thực hiện có hiệu quả nhiều phương pháp dạy học chẳng
    hạn như: Phương pháp dạy học trực quan, thí nghiệm, các phương pháp làm việc độc lập
    của HS. Phương tiện kĩ thuật dạy học giúp HS dễ nhớ, dễ nhận biết các sự vật hiện
    tượng, giúp HS dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướng tốt được
    nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin do đó có thể rút ngắn được thời gian trình bày của
    giáo viên, lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động,
    không buồn tẻ.
    Thực trạng giáo dục nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc giảng dạy kiến thức
    cho HS nói chung và kiến thức vật lí nói riêng vẫn còn được tiến hành theo lối “thông
    báo - tái hiện”, HS phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành
    các thí nghiệm vật lí. Thực tế dạy học như vậy đòi hỏi phải có những thay đổi có tính
    chiến lược và toàn cục về phương pháp giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông. Tìm ra
    hướng giải quyết vấn đề này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học theo
    hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS với sự góp phần quan trọng của thí
    nghiệm nói chung và bài tập thí nghiệm vật lí (BTTN) nói riêng.
    Vật lí học là một khoa học thực nghiệm, vì vậy sử dụng BTTN nhằm tích cực hóa
    hoạt động nhận thức của HS trong nhà trường là một biện pháp hữu hiệu. Việc giảng
    dạy môn vật lí ở trường phổ thông hiện nay cần phải được tiến hành thông qua việc tăng
    cường phối hợp sử dụng các thí nghiệm và BTTN vật lí. Việc sử dụng BTTN vật lí sẽ có
    tác dụng rất lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong giờ học vật lí
    ở trường trung học phổ thông (THPT).
    Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến BTTN như
    Nguyễn Thượng Chung, Nguyễn Ngọc Hưng, . nhưng đối với bậc trung học phổ thông
    cho đến nay vẫn chưa có được công trình nghiên cứu chính thức về việc sử dụng BTTN
    vào dạy học ở trường THPT.
    Trên tinh thần đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng và
    sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong
    dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTTN vật lí cùng với các phương pháp dạy học
    mới, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao hứng thú học tập qua đó
    nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học vật lí ở các trường THPT hiện nay.
    3. Giả thuyết khoa học
    Nếu giờ học vật lí ở các trường THPT được tổ chức theo định hướng tích cực hóa
    hoạt động nhận thức của HS thông qua việc sử dụng các BTTN kết hợp với một số biện
    pháp sử dụng thí nghiệm vật lí phù hợp thì chất lượng học tập của học sinh THPT sẽ
    được nâng cao.
    4. Đối tương nghiên cứu
    4.1. Khách thể: Quá trình dạy học vật lí ở trường THPT.
    4.2. Đối tương:
    Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng BTTN nhằm tích cực hóa
    hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT.
    Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí THPT và các phương
    pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức.
    5. Phạm vi nghiên cứu.
    Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu vai trò, các biện
    pháp sử dụng và xây dựng một số BTTN vật lí của chương “Những định luật cơ bản của
    dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lí 11 THPT.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới phương pháp dạy
    học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT.
    6.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng BTTN vật lí trong việc tích cực
    hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT.
    6.3. Xây dựng một số BTTN cùng với việc nghiên cứu và đề xuất một số biện
    pháp sử dụng BTTN vật lí phù hợp nhằm khai thác tốt vai trò của thí nghiệm vật lí trong
    việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT.
    6.4. Soạn thảo tiến trình các bài dạy cụ thể trong chương trình vật lí THPT theo
    các biện pháp sử dụng BTTN vật lí để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức
    của HS.
    6.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT để đánh giá kết quả và
    rút ra kết luận.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn
    theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
    - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với các chỉ
    thị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở
    trường phổ thông.
    - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn vật lí ở
    trường THPT hiện nay.
    - Nghiên cứu vai trò của thí nghiệm và BTTN vật lí trong việc tích cực hóa hoạt
    động nhận thức của HS.
    7.2. Phương pháp điều tra quan sát
    - Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên các trường THPT để nắm bắt thực
    trạng của việc sử dụng BTTN vật lí trong dạy học hiện nay ở các trường THPT.
    - Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để có cơ sở cho việc cần phải đổi mới
    phương pháp dạy học vật lí hiện nay ở các trường THPT, những khó khăn nhất định
    trong việc sử dụng BTTN trong dạy học để có những biện pháp sử dụng BTTN vật lí
    trong dạy học cho phù hợp.
    7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT có đối chứng để kiểm tra
    tính khả thi của luận văn, cụ thể là làm nổi bật vai trò của BTTN vật lí trong việc tích
    cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT trong các giờ học vật lí.
    7.4. Phương pháp thống kê toán học
    - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày kết
    quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết
    quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm [7], [23].
    8. Cấu trúc luận văn
    Luận văn có cấu trúc như sau:
    MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA
    HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TẬP THÍ
    NGHIỆM.
    Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM CHƯƠNG: “NHỮNG
    ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...