Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá khách quan các sản phẩm của mô hình dự báo số ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
    CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
    SẢN PHẨM DỰ BÁO TỪ MÔ HÌNH DỰ BÁO SỐ TRỊ

    1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4
    1.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dự báo từ mô hình dự báo số
    trị tất định

    CHƯƠNG II. XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN
    CÁC SẢN PHẨM CỦA MÔ HÌNH DỰ BÁO SỐ TRỊ

    2.1 Phân tích và thiết kế cấu trúc phần mềm 17
    2.2 Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá 19
    2.2.1 Cơ sở dữ liệu quan trắc bề mặt và trên cao 19
    2.2.2 Cơ sở dữ liệu tái phân tích 23
    2.2.3 Cơ sở dữ liệu dự báo số trị 25
    2.2.4 Cơ sở dữ liệu mùa đánh giá 27
    2.2.5 Cơ sở dữ liệu trường hợp nghiên cứu và hình thế thời tiết 27
    2.2.6 Cơ sở dữ liệu sao lưu kết quả đánh giá 28
    2.3 Kiểm tra chất lượng số liệu quan trắc 29
    2.4 Giới thiệu một số giao diện của phần mềm đánh giá 32

    CHƯƠNG III. MÔ TẢ TẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU, CẤU HÌNH
    CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO KHU VỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH
    GIÁ
    45
    3.1 Mô tả tập số liệu nghiên cứu 45
    3.2 Mô tả cấu hình các mô hình dự báo khu vực được đánh giá 50
    3.3 Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu mô hình dự báo số trị 58

    CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ 75
    4.1 Kết quả đánh giá chất lượng dự báo các mô hình số trị khu vực
    của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương 75
    4.2 Kết quả đánh giá chất lượng dự báo mô hình MM5 của Viện khoa
    học khí tượng thủy văn và môi trường 98
    4.3 Kết quả đánh giá chất lượng dự báo mô hình WRF của Khoa Khí
    tượng thủy văn và Hải dương học 112
    4.4 So sánh kết quả đánh giá chất lượng dự báo giữa 5 mô hình HRM,
    BoLAM, ETA, MM5 và WRF 127

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

    MỞ ĐẦU
    Từ lâu, người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác dự báo khí tượng
    thuỷ văn (KTTV) đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và
    đặc biệt trong công tác chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây
    ra. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đòi hỏi thông tin về dự báo
    KTTV ngày càng cao, không chỉ phong phú về mặt nội dung mà cả về độ chính xác
    của sản phẩm dự báo. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm dự báo KTTV là
    một việc rất cần thiết và ngày càng được các Cơ quan KTTV Quốc gia trên thế giới
    quan tâm chú ý hơn. Việc đánh giá chất lượng dự báo KTTV là một trong các chỉ
    tiêu cơ bản để đánh giá công việc của các Cơ quan KTTV quốc gia, đồng thời,
    thông qua chất lượng dự báo KTTV, có thể định hướng được công tác nghiên cứu
    và nâng cao chất lượng dự báo một khi biết được chi tiết chỗ mạnh yếu của các sản
    phẩm dự báo (Dương Liên Châu và cộng sự, 2007). Theo Tổ chức Khí tượng Thế
    giới (WMO), có 3 lý do quan trọng nhất cần phải đánh giá chất lượng dự báo KTTV
    là:
    1. Để theo dõi chất lượng dự báo: xem các sản phẩm dự báo chính xác đến
    mức nào và mức chính xác có ngày càng tốt hơn không?
    2. Để nâng cao chất lượng dự báo: vì trước hết phải tìm ra dự báo sai cái gì,
    sai như thế nào thì mới có thể cải tiến công nghệ dự báo.
    3. Để so sánh chất lượng dự báo của các hệ thống dự báo khác nhau.
    Theo kết quả điều tra trên quy mô toàn cầu vào năm 1997 của WMO, 57%
    các Cơ quan KTTV quốc gia có hệ thống đánh giá dự báo được chính thức dùng
    trong nghiệp vụ trong đó bao gồm cả đánh giá mô hình dự báo thời tiết số trị
    (NWP). Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về phương thức và bản chất của cách
    đánh giá giữa quốc gia này với quốc gia khác. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do các
    phương pháp đánh giá được sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào đặc trưng riêng của
    từng loại sản phẩm dự báo, yếu tố dự báo, cách xây dựng phương pháp dự báo, và
    đôi khi còn do yếu tố chủ quan của người xây dựng phương pháp đánh giá dự báo.
    Trong nhiều năm qua, WMO đã có những cố gắng để đưa ra những chuẩn mực
    thống nhất về đánh giá chất lượng dự báo (bao gồm cả dự báo NWP) cho các cơ
    quan KTTV Quốc gia nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Bởi vì mỗi
    quốc gia đều có những quy định, quy tắc riêng trong đánh giá chất lượng dự báo
    KTTV cho riêng quốc gia mình.
    Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá khách quan các sản phẩm của mô hình dự báo số
    cho khu vực Việt Nam - Hà Nội 2011
    1
    Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu
    Tại Việt Nam, NWP đã được nghiên cứu ứng dụng từ những năm 90 của thế
    kỷ trước và chính thức sử dụng các sản phẩm NWP trong dự báo nghiệp vụ từ năm
    1997. Cho đến nay, đã có rất nhiều sản phẩm NWP toàn cầu và từ các hệ thống mô
    hình NWP khu vực được nghiên cứu và triển khai nghiệp vụ tại Trung tâm Dự báo
    khí tượng thủy văn Trung ương (TTDBTƯ), các Đài KTTV khu vực, Viện Khoa
    học Khí tượng thủy văn và Môi trường (Viện KTTV), Khoa KTTV và Hải dương
    học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
    một nghiên cứu đánh giá toàn diện nào cho từng mô hình NWP cũng như các
    nghiên cứu so sánh kỹ năng dự báo giữa các mô hình NWP đang có để chỉ ra mô
    hình NWP tốt nhất cho điều kiện Việt Nam. Chính vì lý do này, nghiên cứu xây
    dựng và phát triển hệ thống đánh giá khách quan hoàn chỉnh cho các sản phẩm dự
    báo từ các mô hình NWP hiện tại ở Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách.
    Theo đăng ký trong thuyết minh đề cương, mục tiêu của Đề tài là xây dựng
    được một hệ thống đánh giá khách quan các sản phẩm dự báo số trị, qua đó tổ chức
    đánh giá và so sánh chất lượng dự báo của các mô hình dự báo thời tiết số trị hiện
    có tại Việt Nam. Dựa trên mục tiêu và nội dung công việc đã đăng ký trong bản
    thuyết minh đề tài, nội dung của báo cáo tổng kết đề tài được bố cục thành các phần
    như sau:
    Mở đầu
    Chương I. Khái quát về các phương pháp đánh giá sản phẩm dự báo từ
    mô hình dự báo số trị
    Chương II. Xây dựng phần mềm đánh giá khách quan các sản phẩm của
    mô hình dự báo số trị
    Chương III. Mô tả tập số liệu nghiên cứu và cấu hình các mô hình dự
    báo số trị khu vực được đánh giá
    Chương IV. Một số kết quả thử nghiệm phần mềm đánh giá
    Kết luận và Kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...