Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Công tác quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh (KCB) cho các đối tượng quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo (QLGG) là một chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta. Điều đó thể hiện tính ưu việt của Nhà nước XHCN, truyền thống đạo lý của người Việt Nam và đảm bảo nhân quyền của người bị giam giữ. Đảng, Nhà nước ta đã thể chế hoá quan điểm trên thông qua hệ thống văn bản của Nhà nước, Chính phủ và của Bộ Công an.
    Hiện nay, hệ thống y tế Công an nhân dân (CAND) đã triển khai đến tất cả các cơ sở giam giữ (CSGG) trong cả nước với 01 BV và 128 BX để KCB cho các đối tượng QLGG. Tuy nhiên, y tế CAND chưa có tuyến cuối để điều trị cho các đối tượng QLGG. Hàng năm, các BV nhà nước phải KCB, khám giám định cho hàng chục nghìn đối tượng QLGG do bệnh xá (BX) các CSGG chuyển lên. Tuy nhiên, trên thực tế công tác KCB cho các đối tượng QLGG tại các bệnh viện (BV) còn nhiều khó khăn, bất cập như: công tác QLGG (thông cung, tự sát, trốn khỏi BV, mất nhiều nhân lực đi canh giữ), ảnh hưởng đến tâm lý của các BN khác của BV nằm điều trị chung và hoạt động chuyên môn của BV do chưa xây dựng được các khu điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG. Mặt khác, kinh phí KCB cho các đối tượng QLGG mà các CSGG phải thanh toán trực tiếp cho BV còn cao hơn so với quy định. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng quản lý, giam giữ tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố (2011-2012)”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    1. Mô tả thực trạng nhu cầu và tổ chức khám, chữa bệnh cho các đối tượng quản lý và giam giữ (2009-2010).
    2. Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng quản lý và giam giữ tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố (2011-2012).
    3. Những đóng góp mới về khoa học thực tiễn của đề tài
    - Luận án đã đánh giá được nhu cầu và thực trạng công tác tổ chức KCB cho các đối tượng QLGG tại BX các CSGG và tại BV.
    - Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng QLGG tại BVĐK tuyến tỉnh.
    4. Bố cục luận án
    Luận án gồm 138 trang (không kể phần tài liệu tham khảo, phụ lục), kết cấu thành 4 chương:
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Đặt vấn đề:
    [/TD]
    [TD]02 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. Tổng quan:
    [/TD]
    [TD]31 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
    [/TD]
    [TD]22 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. Kết quản nghiên cứu:
    [/TD]
    [TD]46 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4. Bàn luận:
    [/TD]
    [TD]34 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận:
    [/TD]
    [TD]02 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kiến nghị:
    [/TD]
    [TD]01 trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Nhu cầu và tổ chức KCB của các đối tượng QLGG
    1.1.1. Nhu cầu KCB của các đối tượng QLGG
    1.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
    - Đối tượng QLGG, giáo dục cải tạo bao gồm: can phạm (CP) tại các trại tạm giam (TTG), nhà tạm giữ; phạm nhân (PN) tại các trại giam (TG), TTG; trại viên (TV) các Cơ sở giáo dục (CSGD) và học sinh các Trường giáo dưỡng (TGD).
    - CSGG bao gồm: TG, TTG, CSGD, TGD và nhà tạm giữ. Các TG, CSGD, TGD do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp-Bộ Công an trực tiếp quản lý.
    - Bệnh tật: Theo định nghĩa của WHO: “Bệnh tật là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của một loạt yếu tố ngoại môi và nội môi lên con người”.
    - Mô hình bệnh tật: Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ là một tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó, quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định.
    1.1.1.2. Nhu cầu KCB của PN một số nước trên thế giới
    Cho đến nay, ở mỗi quốc gia lại có những quan niệm, cách làm đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh phát triển của đất nước. PN ở các nước trên thế giới ngoài việc được KCB tại các cơ sở y tế nhà tù còn có nhu cầu KCB tại các bệnh viện của nhà nước.
    1.1.1.3. Nhu cầu KCB của đối tượng QLGG tại Việt Nam
    - Trong những năm qua, tình hình bệnh tật, nhu cầu KCB của các đối tượng QLGG là rất lớn. Do đặc thù các đối tượng QLGG bị bệnh từ ngoài cộng đồng khi bị bắt, đặc biệt tỷ lệ nghiện ma túy, mắc Lao, nhiễm HIV/AIDS, các bệnh viêm gan B, C .rất cao so với cộng đồng (khoảng 10-20 lần)
    - Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở các đối tượng QLGG là do HIV/AIDS. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong thứ 2 là Lao phổi. Đây là một sự đặc thù trong mô hình bệnh tật của các đối tượng QLGG. Bệnh lây nhiễm luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các mô hình bệnh tật của các đối QLGG.
    1.1.2. Công tác KCB cho các đối tượng QLGG
    1.1.2.1. Công tác KCB cho PN ở một số nước trên thế giới
    Chăm sóc sức khỏe đối với PN của một số nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đã đạt được những thành tích đáng kể. Chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho PN ở mỗi nước khác nhau, có nước có tổ chức hệ thống y tế nhà tù, nhưng chủ yếu do ngành y tế nhà nước đảm nhận và phương thức thực hiện cũng khác nhau nhưng chủ yếu về quản lý bệnh tật khi mới vào tù và quản lý bệnh dịch phát sinh từ PN trong tù.

    1.1.2.2. Công tác KCB cho các đối tượng QLGG tại Việt Nam
    Trách nhiệm công tác KCB cho các đối tượng QLGG trước hết do Bộ Công an (Y tế các CSGG) đảm nhận, các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với y tế các CSGG thuộc Bộ Công an: Khám sức khỏe, khám giám định, phòng, chống dịch bệnh và điều trị cho các đối tượng QLGG tại các BV từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh và các BV chuyên khoa được quy định tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và các Nghị định của Chính phủ. Đây là đặc thù đối với các CSGG tại Việt Nam, công tác KCB do hệ thống y tế CAND đảm nhận, bên cạnh đó ở một số nước trên thế giới, công tác KCB cho các PN do y tế nhà tù đảm nhận (thuộc Bộ Tư pháp).
    1.2. Các mô hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng QLGG
    1.2.1. Các mô hình tổ chức điều trị cho phạm nhân ở một số nước trên thế giới
    Việc KCB cho PN do y tế nhà tù đảm nhận. Việc phòng bệnh và ngăn chặn bệnh dịch do giám đốc nhà tù quyết định. Một số bệnh lây truyền nguy hiểm như HIV/AIDS, Viêm gan .được giam giữ riêng hoặc chuyển lên các BV truyền nhiễm của nhà nước điều trị như tại Ba Lan, Ai Cập .Một số nước đã tổ chức bố trí khu điều trị dành riêng cho các PN tại BV nhà nước như Tây Ban Nha, Thái Lan .Việc bố trí này là hợp lý đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ giam giữ và khám, điều trị cho PN.
    1.2.2. Các mô hình tổ chức điều trị cho các đối tượng QLGG tại Việt Nam
    1.2.2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan
    Luật thi hành án hình sự số: 53/2010/QH12; Nghị định số: 89/1998/NĐ-CP; Nghị định số: 64/2011/NĐ; Thông tư liên Bộ số: 12/TTLB; Thông tư liên Bộ số: 04/2010/TTLB-BCA-BYT; Quyết định số: 910/2004/QĐ-BCA(X13); Quyết định số: 799/2004/QĐ-BCA(H11).
    1.2.2.2. Hệ thống tổ chức, y tế của các CSGG tại Việt Nam
    - Bộ Quốc phòng: Hiện tại, Bộ Quốc phòng quản lý 21 TG, TTG (8 TG), 54 nhà tạm giữ với quy mô: 10 người/nhà tạm giữ.
    - Bộ Công an: có 70 TTG, 696 nhà tạm giữ; 49 TG, 6 CSGD và 4 TGD.
    Chương 2
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. Đối tượng, chất liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Các mô hình tổ chức cơ sở điều trị, các tuyến điều trị cho các đối tượng QLGG; Cán bộ lãnh đạo Cục Y tế, các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Cục Điều tra hình sự- Bộ Quốc phòng; Ban Giám đốc các BV, lãnh đạo các CSGG nghiên cứu; Cán bộ lãnh đạo BX của các CSGG nghiên cứu; CBYT của BX CSGG và BV đã tham gia KCB cho đối tượng QLGG; Các đối tượng QLGG được KCB tại BV.
    2.1.2. Chất liệu nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu sử dụng nhiều chất liệu như: Các văn bản pháp quy liên quan; Các báo cáo, số liệu, tài liệu tổng kết công tác quản lý sức khỏe, KCB cho các đối tượng QLGG.
    2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
    - Địa điểm nghiên cứu thực trạng: Tại10 BVĐK tỉnh/thành phố; 5 BV huyện; 5 BV chuyên khoa; 6 BV CAND; 31 CSGG (13 TTG, 15 TG, 02 CSGD, 01 TGD).
    - Địa điểm triển khai mô hình: Từ các BV tỉnh/thành phố đã điều tra thực trạng, chọn 6/10 BV để triển khai mô hình tổ chức cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG và đánh giá kết quả hoạt động bước đầu: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Đông, Bình Thuận.
    2.1.4. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu 4 năm (từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2012)
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Đề tài sử dụng 2 thiết kế nghiên cứu chính:
    - Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng, định tính và mô tả hồi cứu dựa trên các số liệu thứ cấp.
    - Nghiên cứu can thiệp với việc xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức cơ sở điều trị tại các BVĐK tỉnh/thành phố được chọn.
    2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 26 BV (10 BVĐK tỉnh/thành phố; 05 BV huyện; 05 BV chuyên khoa; 06 BV Công an); 31 BX CSGG chuyển đối tượng QLGG đi KCB tại 26 BV nghiên cứu.
    Cỡ mẫu để điều tra xã hội học: 100 CBYT công tác tại BX CSGG nghiên cứu; 60 CBYT của BV nghiên cứu; 100 cán bộ lãnh đạo CSGG nghiên cứu; 170 đối tượng QLGG.
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp mô tả hồi cứu: Tổng hợp công tác KCB cho các đối tượng QLGG trong những năm gần đây.
    - Phương pháp mô tả cắt ngang: Qua khảo sát thực tế để mô tả các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
    - Phương pháp xã hội học: Phỏng vấn 100 CBYT công tác tại BX CSGG; 60 CBYT của BV nghiên cứu; 100 cán bộ lãnh đạo CSGG; 170 đối tượng QLGG. Hội thảo khoa học, xin ý kiến chuyên gia.
    - Phương pháp logic.
    - Phương pháp can thiệp.
    2.2.4. Các biến số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá
    Thực trạng công tác KCB cho các đối tượng QLGG (2009-2010): Số lượng đối tượng QLGG được KCB, tử vong, cơ cấu bệnh tật tại BX, BV; Số lượng đối tượng QLGG được chuyển KCB tại BV .
    2.2.5. Biện pháp khống chế sai số: Thiết kế bộ công cụ đầy đủ, mã hóa phiếu, tập huấn điều tra viên, làm sạch phiếu trước khi xử lý
    2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: Số liệu được xử lý bằng các phần mềm thống kê y học: Epiinfor 6.04, Excel.
    2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
    - Đây là nghiên cứu về công tác tổ chức mô hình cơ sở điều trị cho các đối tượng QLGG tại BV, trong quá trình nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ, hoạt động của các CSGG và các BV cũng như tâm lý, sức khỏe của các đối tượng QLGG, CBYT của CSGG và BV, cán bộ lãnh đạo các CSGG.
    - Các đối tượng phỏng vấn trên cơ sở tự nguyện, các thông tin thu thập từ các cá nhân chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu, đã được mã hóa trên máy và được giữ kín (bí mật).
    2.2.8. Tổ chức nghiên cứu, lực lượng tham gia nghiên cứu
    Là đề tài nằm trong chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Công an đồng thời cũng là nhiệm vụ của cơ quan. Trong quá trình thực hiện đề tài, có sự phối hợp nghiên cứu điều tra của cán bộ các CSGG. Đề tài đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các CSGG, các BV và các cán bộ đang công tác tại các CSGG và các BV nghiên cứu. Nghiên cứu sinh là chủ nhiệm đề tài.
    2.2.9. Hạn chế của đề tài
    - Do đề tài triển khai ở các địa điểm nghiên cứu khác nhau do đó không tổ chức khảo sát đầy đủ cùng các chuyên gia.
    - Cán bộ phỏng vấn bao gồm các đối tượng QLGG, CBYT các CSGG, cán bộ lãnh đạo các CSGG, CBYT BV, các ý kiến đánh giá chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan cá nhân của từng người, do vậy độ tin cậy của các ý kiến còn hạn chế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...