Luận Văn Nghiên cứu xây dựng ứng dụng học tiếng anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Học theo ngữ cảnh là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Trong khóa luận này, tôi sẽ tập trung trình bày các khái niệm về ngữ cảnh, cách một ứng dụng nhận diện được sự thay đổi ngữ cảnh và cách thức triển khai một ứng dụng học Tiếng Anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động.

    Bài toán đặt ra là xây dựng một ứng dụng hỗ trợ người học Tiếng Anh ngay trên thiết bị di động của mình. Ứng dụng này có tính năng nhận diện ngữ cảnh, tự động tùy biến nội dung học tập sao cho nội dung đó là phù hợp nhất với ngữ cảnh hiện tại của người học. Để giải quyết vấn đề này, trong khóa luận tôi sẽ đưa ra một mô hình đề xuất giúp ứng dụng có thể nhận diện các thay đổi về ngữ cảnh đồng thời trích xuất nội dung bài học phù hợp dựa trên thông tin ngữ cảnh đó.

    Trong phần thực nghiệm, tôi đã tiến hành xây dựng một ứng dụng thử nghiệm, với một vài nội dung bài học đơn giản nhằm minh họa các tính năng chính của chương trình. Đồng thời, có một vài đánh giá về kết quả chương trình và đưa ra phương hướng phát triển chương trình trong tương lai.

    Khóa luận gồm có 5 chương :

    Chương 1 : Giới thiệu bài toán

    Chương 2 : Đề xuất mô hình

    Chương 3 : Các khái niệm liên quan

    Chương 4 : Mô hình thử nghiệm

    Chương 5 : Tổng kết


    Từ khóa : context, context-aware, context-adaption, mobile learning, mobile mearning in context, học theo ngữ cảnh, di động, thích nghi ngữ cảnh.



    MỤC LỤC


    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

    1.1 Đặt vấn đề 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 2 HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MÔ HÌNH 3

    2.1 Hướng giải quyết 3

    2.1.1 Hệ thống cần cung cấp dịch vụ khi nào ? 3

    2.1.2 Hệ thống cần cung cấp những nội dung gì? 4

    2.1.3 Hệ thống truyền tải nội dung đến người dùng như thế nào? 4

    2.2 Mô hình đề xuất 5

    2.2.1 Người dùng 6

    2.2.2 Nhận biết ngữ cảnh 8

    2.2.3 Xây dựng nội dung 11

    2.2.4 Cơ sở dữ liệu 14

    2.2.5 Nhà cung cấp nội dung 14

    CHƯƠNG 3 CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN 15

    3.1 Dịch vụ hướng vị trí (Location Base Services ) 15

    3.2 Ngữ cảnh và Học theo ngữ cảnh trên di động 17

    3.2.1 Ngữ cảnh (Context) 17

    3.2.2 Nhận biết ngữ cảnh (Context-Aware) 18

    3.2.3 Học trên di động (Mobile Learning ) 18

    3.2.4 Học theo ngữ cảnh trên di động (Mobile Learning in Context) 19

    3.3 Java 2 Micro Edition – J2ME 20

    3.3.1 Đôi nét về J2ME 20

    3.3.2 Cấu trúc J2ME 20

    3.3.3 Vòng đời của một ứng dụng J2ME 22

    3.4 Webservice 24

    3.4.1 Khái niệm 24

    3.4.2 Web Service Descripttion Language (WSDL) 25

    3.4.3 Simple Object Access Protocol (SOAP) 27

    3.5 Kỹ thuật định vị A-GPS (Assisted GPS) 30

    CHƯƠNG 4 Mô hình thử nghiệm 32

    4.1 Phân tích thiết kế hệ thống 32

    4.1.1 Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống 32

    4.1.2 Biểu đồ phân rã chức năng 33

    4.1.3 Chức năng chi tiết hệ thống 33

    4.1.4 Cơ sở dữ liệu 35

    4.1.5 Luồng xử lý phía client 39

    4.2 Cài đặt 40

    4.2.1 Yêu cầu phần cứng và phần mềm 40

    4.2.2 Client 40

    4.2.3 Server 41

    4.3 Thử nghiệm 46

    4.3.1 Dữ liệu thử nghiệm 46

    4.3.2 Kết quả thử nghiệm 47

    4.3.3 Nhận xét 49

    CHƯƠNG 5 TỔNG KẾT 50

    5.1 Kết quả đạt được 50

    5.2 Hạn chế 50

    5.3 Hướng phát triển 51


    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

    1.1 Đặt vấn đề

    Điện thoại di động đầu tiên ra đời với chức năng gọi và nhận cuộc gọi. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngày càng khẳng định vai trò của thông tin liên lạc đến khả năng thành bại trong kinh doanh. Ngoài ra, nhu cầu trao đổi thông tin, giải trí của con người cũng ngày càng được nâng cao và nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chiếc điện thoại ngày càng có nhiều tính năng mới, đa dạng hơn, tiến bộ hơn và hiện đại hơn.

    Năng lực xử lý và lưu trữ của điện thoại di động cũng liên tục được cải tiến. Các hãng sản xuất đã làm cho chiếc điện thoại di động trở nên linh động hơn, giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng cấu hình giao diện và ứng dụng. Đặc biệt, bằng cách cho phép lập trình viên viết thêm chương trình ứng dụng, trò chơi cho điện thoại, chiếc điện thoại di động hiện nay đã trở thành một công cụ làm việc, học tập, giải trí hữu ích với mọi người.

    Mặt khác, cùng với sự phát triển của công nghệ thì thói quen tiếp cận và sử dụng tài liệu cũng thay đổi khá nhiều. Với một chiếc máy tính có thể truy cập Internet người học Tiếng Anh có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào miễn là nơi đó có thể truy cập mạng với nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Người học không còn phải vật lộn với hàng loạt các ngữ liệu học tập như băng đĩa, giáo trình, bài giảng Ngoài các bài học ngữ pháp đơn thuần người học còn có thể nghe, đọc và tương tác trực tiếp thông qua internet.

    Tuy nhiên, hình thức học này vẫn còn có một vài hạn chế. Thứ nhất là không phải lúc nào và không phải ở đâu cũng có máy tính và mạng Internet để phục vụ cho việc học tập. Thứ hai đó là nội dung của bài học là cố định và không mang tính khả chuyển. Trong khi đó người học mong muốn nội dung của bài học được đưa ra phải phù hợp với ngữ cảnh hiện tại của họ. Đồng thời họ có thể kiểm soát được trình độ cũng như tiến trình học tập của họ. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ áp dụng một mô hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đó là mô hình học theo ngữ cảnh trên các thiết bị di động. Mô hình sử dụng điện thoại như một công cụ để nhận biết ngữ cảnh của người học và truyền tải nội dung phù hợp với ngữ cảnh hiện tại đến người đọc.

    Khóa luận này tập trung vào trình bày về việc nghiên cứu, thiết kế, triển khai một hệ thống học tiếng anh theo ngữ cảnh trên các thiết bị di động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...