Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Lý do chọn đề tài

    PHẦN MỞ ĐẦU



    Nền giáo dục của nước ta hiện nay tuy đã đạt được những thành quả đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp, trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của đại đa số học sinh còn yếu. Nhiều học sinh ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất còn nhiều hạn chế .Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phương pháp giáo dục - đào tạo chậm đối mới. Phương pháp giảng dạy hiện nay chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh chưa có hứng thú say mê học tập. Trong giờ học học sinh chỉ thụ động tiếp thu tri thức mới , ít có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức.
    Vì vậy chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời tăng cường sử dụng phương tiện dạy học. Để làm được điều đó thì một trong những biện pháp quan trọng là nghiên cứu và định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học. Trong lĩnh vực này đã có một số tác giả nghiên cứu, như:
    Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hải Yến với đề tài:"Sử dụng phương pháp nhận thức (phương pháp mô hình) trong dạy học vật lí phổ thông nhằm phát triển tư duy học sinh". Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thanh Hà thực hiện "Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học phần dụng cụ quang học, tán sắc và giao thoa ánh sáng ở trường THPT nhằm nghiên cứu đầy đủ sâu sắc sự phối hợp các phương pháp dạy học ở THPT. Luận văn thạc sĩ của



    Trần Văn Nguyệt đi sâu nghiên cứu về các tình huống có vấn đề, các kiểu hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi dạy học chương "Áp suất của chất lỏng và chất khí" v.v.
    Tuy nhiên chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể", phần kiến thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật và trong cuộc sống hàng ngày thì còn ít được nghiên cứu.
    Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học một số kiến thức chương " Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ".(Vật lý 10 cơ bản)

    2. Mục đích nghiên cứu

    Vận dụng lý luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học vật lý để xây dựng hệ thống tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong tiến trình xây dựng một số kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể "(Vật lý 10 cơ bản) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường phổ thông.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh trong giờ học Vật lý.

    4. Giả thuyết khoa học

    Nếu biết khai thác vốn kiến thức và khả năng sẵn có của học sinh, biết vận dụng các quan điểm lý luận dạy học hiện đại và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vật lý thì có thể xây dựng được những tình huống học tập và giúp học sinh giải quyết tình huống học tập.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại và các phương pháp dạy học vật lý.



    - Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập.
    - Tìm hiểu thực tế dạy học phần kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" ở trường trung học phổ thông, để nhận biết trình độ xuất phát, quan niệm của học sinh trước khi học phần kiến thức này, phát hiện những khó khăn, sai lầm phổ biến khi dạy học phần kiến thức đó.
    - Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học Vật lý.
    - Thiết kế tiến trình dạy - học trên cơ sở xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập, khi dạy học một số kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" (Vật lý lớp
    10 cơ bản).

    - Thực nghiệm sư phạm.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Nghiên cứu lý luận.

    - Khảo sát thực tế.

    - Thực nghiệm sư phạm.

    7. Đóng góp của đề tài

    1) Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về lí luận dạy học hiện đại. Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học, vận dụng vào việc dạy học kiến thức Vật lý 10 cơ bản.
    2) Kết quả thiết kế các bài dạy như trên có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.
    8. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.



    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập.
    Chương 2: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể".
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...