Luận Văn Nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm: Áo veston nữ thời trang. Tại côn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN 4
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG I. XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT THIẾT KẾ. 6
    1.1. Nghiên cứu thị trường. 7
    1.2. Xây dựng bộ sưu tập. 11
    1.2.1. Điểm qua xu hướng thời trang 2008. 11
    1.2.2. Thiết kế bộ sưu tập. 15
    1.2.3. Lựa chọn mẫu triển khai sản xuất 15
    1.3. Thiết kế mẫu sản xuất. 17
    1.3.1. Chọn cỡ và hệ số đo. 17
    1.3.2. Nghiên cứu, phân tích sản phẩm 18
    1.3.3. Thiết kế mẫu. 20
    1.3.4. Nhảy mẫu. 34
    1.3.5. Giác sơ đồ. 56
    CHƯƠNG II. CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU 61
    2.1. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu. 61
    2.2. Tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu. 67
    2.3. Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu. 68
    2.3.1. Kiểm tra đo đếm nguyên liệu. 68
    2.3.2. Kiểm tra phụ liệu. 69
    CHƯƠNG III. XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ. 70
    3.1. Sơ đồ mô hình công nghệ sản xuất 70
    3.2. Nghiên cứu, phân tích sản phẩm 71
    3.2.1. Hình vẽ mô tả mặt trước, mặt sau sản phẩm 71
    3.2.2. Vị trí đo sản phẩm 72
    3.2.3. Bản vẽ cấu trúc đường may. 74
    3.3. Quy trình công nghệ. 76
    3.3.1. Sơ đồ khối gia công sản phẩm may. 76
    3.3.2. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm mã hàng 221085. 77
    3.3.3. Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ. 78
    3.3.4. Bảng quy trình công nghệ trước đồng bộ. 80
    3.3.5. Xây dựng yêu cầu kỹ thuật 82
    3.3.6. Thiết kế chuyền. 93
    CHƯƠNG IV. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT. 104
    KẾT LUẬN 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108




    LỜI MỞ ĐẦU

    Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành công nghiệp dệt may cũng như các ngành công nghiệp khác luôn đứng trước những vận hội và thử thách mới. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp dệt may đang là ngành công nghiệp mũi nhọn được chú trọng đầu tư phát triển. Vượt qua “sóng gió” của năm 2007, ngành dệt may Việt Nam đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với giá trị xuất khẩu khoảng 7.8 tỉ USD, tăng 31% so với năm 2006. Năm 2008, dệt may Việt Nam muốn chinh phục thử thách lớn hơn khi đặt ra tham vọng đạt kim ngạch xuất khẩu tới 9.5 tỉ USD. Ông David Morton, Phó Tổng giám đốc ngân hàng Hồng Kông Thương Hải (HSBC), nhận định tương lai của ngành dệt may Việt Nam rất khả quan khi ngành này liên tục ở trong nhóm những ngành có doanh thu xuất khẩu cao nhất.
    Tuy vậy, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp may hiện nay là nhận gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Như thế lợi nhuận thu được sẽ rất thấp so với sức lao động bỏ ra. Phương thức sản xuất hàng FOB sẽ đưa ngành công nghiệp dệt may lên một tầm cao mới. Chúng ta sẽ chủ động trong việc tiếp cận khách hàng, chào bán sản phẩm, tự thiết kế mẫu, tìm mua nguyên phụ liệu Nhưng sự chuyển mình này không hề dơn giản, nó luôn đặt chúng ta trước những khó khăn và thử thách về mặt kinh nghiệm cũng như chuyên môn. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp khoa May và Thời trang của trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, em cũng muốn góp tiếng nói của mình vào sự chuyển mình của toàn ngành. Chính vì vậy em đã chọn đề tài tốt nghiệp của mình là:
    Nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm: Áo veston nữ thời trang. Tại công ty may Anh Vũ.”
    Đề tài của em tập trung vào các nội dung:


    Chương I. Xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế.
    Phần II. Chuẩn bị nguyên phụ liệu.
    Phần III. Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ.
    Chương IV. Lập kế hoạch sản xuất.
    Em rất mong đề tài của em nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...