Luận Văn Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất kem bơ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất kem bơ


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. TÌM HIỂU VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU BƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
    NAM 3
    1.1.1. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu bơ trên thế giới . 3
    1.1.2. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu bơ ở Việt Nam 4
    1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢ BƠ . 5
    1.2.1. Phân loại khoa học: . 5
    1.2.2. Đặc điểm của quả bơ . 7
    1.2.3. Thành phần cấu tạo của quả bơ . 8
    1.2.4. Thành phần hóa học của phần nạc quả bơ 8
    1.2.4.1. Lipit . 9
    1.2.4.2. Protein . 10
    1.2.4.3. Đường tổng số . 11
    1.2.4.4. Vitamin 11
    1.2.4.5. Chất khoáng 13
    1.3. TỔNG QUAN VỀ KEM . 14
    1.3.1. Nguồn gốc về kem . 14
    1.3.2. Phân loại kem 14
    1.3.3. Giới thiệu phương pháp làm kem . 17
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 18
    2.1.1. Nguyên liệu chính . 18
    2.1.2. Nguyên liệu phụ 18
    2.1.2.1. Đường 18
    2.1.2.2. Kem sữa tươi. 19
    2.1.2.3. Sữa tiệt trùng Vinamilk không đường. 19
    iii
    2.1.2.4. Axit ascorbic. . 19
    2.1.3. Dụng cụ, thiết bị 19
    2.1.3.1. Dụng cụ . 19
    2.1.3.2. Thiết bị 19
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
    2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 19
    2.2.1.1. Sơ đồ quy trình dự kiến 19
    2.2.1.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung kem sữa tươi 21
    2.2.1.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ l ệ bổ sung sữa tiệt trùng không
    đường 22
    2.2.1.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung đường . 23
    2.2.1.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung axit ascorbic . 25
    2.2.2. Phương pháp đánh giá cảm quan 26
    2.2.3. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh 28
    2.2.3.1. Kiểm tra TSVSVHK theo phương pháp NMKH 86_1999 28
    2.2.3.2. Kiểm tra Coliforms theo phương pháp NMKL 44_1995 . 28
    2.2.3.3. Kiểm tra E. coli theo TCVN 5287_1994 28
    2.2.3.4. Kiểm tra S. aureus theo phương pháp định lượng NMKL 66_1999 . 28
    2.2.3.5. Kiểm tra Salmonella theo phương pháp định tính NMKL 71_1999 . 28
    2.2.3.6. Kiểm tra Cl. perfringens theo ISO 7937 28
    2.2.3.7. Kiểm tra Tổng số nấm men, nấm mốc theo ISO 7954 . 28
    2.2.4. Phương pháp xác định thành phần hóa học của kem bơ . 28
    2.2.4.1. Xác định hàm lượng Lipit bằng phương pháp Folch . 28
    2.2.4.2. Xác định hàm lượng Protein theo tiêu chuẩn TCVN 4328-2001 28
    2.2.4.3. Xác định hàm lượng Gluxit theo phương pháp quang phổ kế của
    DEBOIS 28
    2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu . 28
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
    3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỔ SUNG KEM SỮA TƯƠI 29
    iv
    3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỔ SUNG SỮA TIỆT TRÙNG KHÔNG
    ĐƯỜNG 31
    3.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỔ SUNG ĐƯỜNG 33
    3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỔ SUNG AXIT ASCORBIC 35
    3.5. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH 37
    3.6. SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN
    SẢN PHẨM 39
    3.7. SƠ BỘ HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 40
    3.7.1. Chi phí nguyên liệu chính . 40
    3.7.2. Chi phí nguyên liệu phụ 41
    3.7.3. Chi phí nguyên liệu chính phụ cho 5 lít kem bơ . 42
    3.7.4. Chi phí điện, nước . 42
    3.7.5. Chi phí nguyên liệu chính, phụ, điện, nước để sản xuất ra 5 lít kem bơ 43
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 45
    PHỤ LỤC . 46
    v
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    ĐTB: Điểm trung bình
    HSQT: Hệ số quan trọng
    KPH: Không phát hiện
    TSVSVHK: Tổng số vi sinh vật hiếu khí
    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Sản lượng bơ của một số nước trên thế giới năm 2005 3
    Bảng 1.2: Bảng các nước xuất khẩu bơ trên thế giới năm 2005 . 3
    Bảng 1.3: Thành phần của quả bơ 8
    Bảng 1.4: Thành phần hóa học của phần nạc quả bơ 8
    Bảng 2.1: Bảng điểm cảm quan đối với sản phẩm kem bơ . 26
    Bảng 3.1: Kết quả mô tả chất lượng cảm quan kem bơ sau khi bổ sung kem sữa tươi 29
    Bảng 3.2: Kết quả mô tả chất lượng cảm quan kem bơ sau khi bổ sung sữa tiệt trùng
    không đường . 31
    Bảng 3.3: Kết quả mô tả chất lượng cảm quan kem bơ sau khi bổ sung đường . 33
    Bảng 3.4: Kết quả mô tả chất lượng cảm quan kem bơ sau khi bổ sung axit ascorbic 35
    Bảng 3.5: Bảng điểm đánh giá cảm quan sản phẩm kem bơ . 39
    Bảng 3.6: Bảng kết quả kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật . 39
    Bảng 3.7: Bảng kết quả phân tích hóa học của sản phẩm kem bơ 40
    Bảng 3.8: Bảng tỷ lệ hao phí ở các công đoạn . 41
    Bảng 3.9: Bảng tiêu hao nguyên liệu cho từng nguyên liệu phụ (i) sản xuất ra một
    hũ kem bơ 100ml và sản xuất ra 5 lít kem bơ 42
    Bảng 3.10: Bảng chi phí nguyên liệu chính phụ để sản xuất ra 5 lít kem bơ 42
    Bảng 3.11: Bảng chi phí điện cho 5 lít kem bơ . 43
    Bảng 3.12: Bảng chi phí nước cho 5 lít kem bơ 43
    Bảng 3.13: Bảng chi phí nguyên liệu chính, phụ, điện, nước để sản xuất ra 5 lít kem bơ . 43
    vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1: Cây bơ (a) và quả bơ (b) 6
    Hình 1.2: Quả bơ bổ đôi (a) và phần nạc của quả bơ (b) 7
    Hình 1.3: Kem dưa hấu (a), kem xoài (b), kem dâu tây (c), kem kiwi (d) 15
    Hình 1.4: Kem chocolate (a), kem trứng (b), kem đậu nành (c), kem đậu xanh(d) 16
    Hình 2.1: Hình của quả bơ . 18
    Hình 2.2: Sơ đồ quy trình dự kiến sản suất kem bơ 20
    Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung kem sữa tươi . 22
    Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung sữa tiệt trùng không đường
    . 23
    Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung đường 24
    Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ bổ sung axit ascorbic 25
    Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung kem sữa tươi đến chất lượng
    cảm quan của kem bơ . 30
    Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung sữa tiệt trùng không đường
    đến chất lượng cảm quan của kem bơ 32
    Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung đường đến chất lượng cảm
    quan của kem bơ . 34
    Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung axit ascorbic đến chất lượng
    cảm quan của kem bơ . 36
    Hình 3.5: Quy trình sản xuất kem bơ . 37
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành công
    nghệ thực phẩm ở nước ta đã không ngừng phát triển về kỹ thuật và nâng cao chất
    lượng thực phẩm nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
    dùng. Trên thế giới, nhiều người tiêu dùng đều có xu hướng lựa chọn các sản phẩm
    chất lượng tốt, không hóa chất độc hại và có khả năng giúp tăng cường sức khỏe.
    Chính vì vậy, xu hướng hiện nay nhiều người rất thích chọn các loại thực phẩm tự
    nhiên trong đó có nhiều loại trái cây để bồi bổ sức khỏe. Với lợi thế là một đất nước
    có khí hậu nhiệt đới nên trái cây ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Một số trái
    cây có chứa các hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe như dâu tây chứa anthocyanin giúp
    hỗ trợ trí nhớ, dưa hấu có chứa licopene giúp phòng chống bệnh ung thư, hay chuối
    là nguồn cung cấp kali giúp duy trì huyết áp ở mức tốt nhất đối với nam giới, và
    trong số đó phải kể đến quả bơ. Quả bơ có chứa nhiều axit béo không no giúp giảm
    nguy cơ bị tim mạch ở những người bị bệnh tiểu đường; có khả năng giảm
    cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt; chứa đầy đủ 8 loại axit amin cần thiết cho quá
    trình duy trì, phát triển mô, hình thành những chất cơ bản trong hoạt động sống,
    Ngoài ra, thành phần quả bơ còn có chứa các thành phần quan trọng khác như
    vitamin, khoáng chất trong đó phải kể đến vitamin E giúp chống lại sự lão hóa,
    mang lại làn da tươi trẻ cho phái đẹp; quả bơ còn chứa folate rất tốt cho các người
    mẹ đang mang thai vì folate giúp ngăn ngừa dị tật ở trẻ em và các bệnh về tim
    mạch.
    Trước đây người dân chưa thấy rõ tầm quan trọng của quả bơ cho nên
    thường chặt bỏ bởi lẽ lợi nhuận mà quả bơ mang lại thấp hơn so với các loại cây
    công nghiệp khác. Tuy nhiên, những năm gần đây mọi người đã có cách nhìn mới
    về quả bơ, người dân đã trồng xen canh cây bơ cùng với các loại cây công nghiệp
    khác, ứng dụng tiến bộ khoa học trong việc trồng và tạo ra các giống bơ cho năng
    suất cao.
    2
    Xuất phát từ việc muốn đa dạng hóa sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, tăng
    thu nhập cho người dân, phát triển diện tích trồng và các cơ sở chế biến các sản
    phẩm làm từ quả bơ nên em đã được Khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học
    Nha Trang cho phép thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
    kem bơ” với nội dung:
    Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
    Xác định thành phần hóa học của nguyên liệu.
    Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung kem sữa tươi/thịt quả bơ đến
    chất lượng sản phẩm kem bơ.
    Xác định chế độ bổ sung sữa, đường, axit ascorbic đến chất lượng
    sản phẩm.
    Sơ bộ hạch toán giá thành sản phẩm kem bơ.
    Tuy nhiên, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế và cũng là lần đầu tiên em
    làm quen với cách thức nghiên cứu khoa học nên gặp nhiều khó khăn, kiến thức
    chuyên môn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
    nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
    3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. TÌM HIỂU VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU BƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
    VIỆT NAM
    1.1.1. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu bơ trên thế giới
    Cây bơ có nguồn gốc từ châu Mỹ, được thổ dân trồng cách đây 7000 năm
    tại các nước Goatemala, Peru và Mehico. Sau đó lan rộng đến các bang thuộc nước
    Mỹ, các nước châu Mỹ từ Mehico trở xuống phía Nam cho đến Peru, đảo Caribe
    được coi là có lịch sử hơn cả [1].
    Ngày nay nghề trồng bơ đã phát triển rộng khắp với 63 nước trồng bơ với
    tổng diện tích thu hoạch 392,5 ngàn ha, tổng sản lượng 3,2 triệu tấn, năng suất trung
    bình 8,2 tấn/ha, lượng xuất khẩu 491,5 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu 606,6 triệu
    USD [7].
    Bảng 1.1: Sản lượng bơ của một số nước trên thế giới năm 2005
    STT Quốc gia Sản lượng (ngàn tấn)
    1 Mehico 1040,4
    2 Mỹ 263,6
    3 Indonesia 214
    4 Colombia 185,8
    5 Brazil 175
    6 Chile 163
    7 Cộng hòa Dominique 140
    8 Peru 102
    Bảng 1.2: Bảng các nước xuất khẩu bơ trên thế giới năm 2005
    STT Quốc gia Sản lượng (ngàn tấn)
    1 Mehico 135,9
    2 Chile 113,6
    3 Isarel 58,3
    4 Tây Ban Nha 53,2
    5 Nam Phi 28,6
    4
    Trên thế giới, quả bơ được đánh giá rất cao về mặt dinh dưỡng. Bơ được
    chế biến thành rất nhiều món ăn như: món trộn với rau diếp, đậu, cà chua, Bơ còn
    chế biến thành nước sốt ở đất nước Mehico hay còn dùng ăn chung với cơm trắng ở
    các nước Trung Mỹ. Ngoài ra, quả bơ cũng được làm nguyên liệu sản xuất dầu bơ
    sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm công nghiệp khác.
    Chính vì nhờ những công dụng này đã mang lại tiềm năng phát triển lớn
    cho nghề trồng và xuất khẩu bơ trên thế giới.
    1.1.2. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu bơ ở Việt Nam
    Từ những năm 1940, cây bơ được người Pháp trồng ở Di Linh, Đà Lạt
    thuộc tỉnh Lâm Đồng và phát triển cho đến nay. Cùng lúc đó cây bơ cũng được
    trồng nhiều ở Lâm Viên, Đắc Lắc, Plâycu, và ở Trung tâm nông nghiệp Long
    Khánh, Đồng Nai [1]. Cây bơ được trồng chủ yếu để chắn gió, che bóng mát cho
    cây cà phê và dùng làm hàng rào cho nên diện tích trồng bơ chưa nhiều, sản lượng
    còn khá khiêm tốn. Từ thập niên 1980 trở đi, cùng với sự phát triển của cây cà phê
    thì diện tích trồng xen bơ trong vườn cà ph ê cũng không ngừng phát triển. Tuy
    nhiên, cây bơ cũng chỉ được trồng với mục đích như trên. Sau những năm 2000, khi
    sự giao lưu giữa các vùng ngày càng trở nên thuận tiện thì nhiều khách du lịch khi
    đến Tây Nguyên vào mùa bơ đều chọn những quả bơ sáp to, đẹp và ngon đem về
    làm quà. Những con đường giao thông được nâng cấp đã rút ngắn thời gian đi lại
    giữa các vùng miền, tạo cơ hội cho quả bơ Tây Nguyên có mặt khắp cả nước. Nhờ
    đó mà người dân đã đẩy mạnh việc trồng bơ và giá bơ không ngừng tăng cao,
    khoảng 4.500-15.000 đồng tùy theo mùa.
    Trong vòng 5-10 năm tới cần phải hình thành một số vùng trồng tập trung
    vài ngàn ha, ứng dụng công nghệ tiên tiến (trồng dày, tạo hình tạo tán, áp dụng quy
    trình chăm sóc thu hoạch GAP), sản xuất bơ chất lượng cao dành cho xuất khẩu. Về
    lâu dài trồng cây bơ phân tán như cây trồng xen canh tạo thêm thu nhập cho người
    dân, vì vậy cần phải tập huấn hướng dẫn người dân biết cách áp dụng những công
    nghệ thích hợp tăng năng suất, chất lượng, nhất là trồng cơ cấu giống rải vụ và kỹ
    thuật rải vụ như đã áp dụng trên một số cây ăn trái khác. Ngoài ra, còn phải có


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trần Đức Ba (2006), Lạnh đông rau quả xuất khẩu, NXB Đại học quốc gia Thành
    phố Hồ Chí Minh.
    2. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (2004), NXB Y học.
    3. Trần Văn Vương (2010), Bài giảng Đánh giá cảm quan thực phẩm trường Đại
    học Nha Trang.
    4. http://www.avocado.org/avocado-nutrients/
    5. http://www.plusssz.com.vn
    6. Sachdientu.net
    7.http://www.skhcndaklak.gov.vn/Trangch%E1%BB%A7/Th%C3%B4ngtinKHCN
    /T%E1%BA%A1pch%C3%ADKHCN/T%E1%BA%ADpsans%E1%BB%9103200
    6/tabid/103/ctl/Details/mid/393/ItemID/102/Default.aspx
    8.http://*****************/index.php?option=com_content&view=article&id=853:c
    ong-dung-tuyet-voi-cua-qua-bo&catid=3:mon-an-bai-thuoc&Itemid=12
    9.http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt)
    10.http://vi.wikipedia.org/wiki/Kem_(th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9)
    11. http://vtv.vn/Article/Get/Gia-tri-dinh-duong-tu-qua-bo-a4842475c0.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...