Tiến Sĩ Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện và xác định hàm lượng một số chất bị cấm sử d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC (FULL TEXT)
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương I-TỔNG QUAN 3
    1.1. QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỸ PHẨM 3
    1.1.1. Một số nét cơ bản về quản lý và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm trên thế giới 3
    1.1.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng mỹ phẩm tại Việt
    Nam
    1.1.3. Một số nội dung về quản lý và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm theo Thông tư06/2011/TT-BYT
    1.2. MỘT SỐ HỢP CHẤT CẤM SỬ DỤNG VÀ CẦN KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
    1.2.1. Một số hợp chất màu bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm 10
    1.2.2. Một số hợp chất có tác dụng dược lý mà bị cấm hoặc giới hạn hàm lượng sử dụng
    trong mỹ phẩm 17
    1.2.3. Các nguyên tố độc 19
    1.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT THƯỜNG DÙNG TRONG KIỂM NGHIỆM MỸ PHẨM 26
    1.3.1. Một số kỹ thuật phân tích mỹ phẩm 26
    1.3.2. Một số phương pháp hóa lý được ASEAN dùng trong phân tích mỹ phẩm 26
    Chương II- ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 41
    2.1.2. Mẫu dùng để nghiên cứu xây dựng, thẩm định các quy trình 41
    2.2. CHẤT CHUẨN, DUNG MÔI, HÓA CHẤT 43
    2.2.1. Chất chuẩn 43
    2.2.2. Dung môi, hóa chất 43
    2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ 44
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.4.1. Phương pháp HPLC
    2.4.2. Phương pháp AAS
    2.4.3. Thẩm định tính khả thi của qui trình ASEAN
    2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu phân tích
    Chương III-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
    3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUI TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỢP CHẤT BỊ
    CẤM SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM 55
    3.1.1. Metanil yellow 55
    3.1.2. Rhodamin B 60
    3.1.3. Pigment red 53 65
    3.1.4. Pigment orange 5 69
    3.1.5. Crystal violet 75
    3.1.6. Các chất Sudan 80
    3.1.7. Định tính, định lượng đồng thời Metanil yellow, Rhodamin B, Pigment red 53,Pigment orange 5
    3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUI TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ BỊ CẤM HOẶC CÓ GIỚI HẠN SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM
    3.2.1. Hydroquinon 97
    3.2.2. Tretinoin 102
    3.2.3. Các steroid 105
    3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUI TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC KIM LOẠI NẶNG 109
    3.3.1. Thủy ngân 109
    3.3.2. Chì (Pb) 118
    3.3.3. Arsen (As) 122
    3.4. KẾT QUẢ KIỂM TRA MỘT SỐ HỢP CHẤT BỊ CẤM VÀ CÓ GIỚI HẠN SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM LƯU HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG
    3.4.1. Metanil yellow 125
    3.4.2. Rhodamin B 126
    3.4.3. Pigment red 53 127
    3.4.4. Pigment orange 5 128
    3.4.5. Crystal violet (Tím tinh thể) 129
    3.4.6. Sudan 130
    3.4.7. Kiểm tra đồng thời Metanil yellow, Rhodamin B, Pigment red 53, Pigment orange 5 130
    3.4.8. Hydroquinon 131
    3.4.9. Tretinoin 131
    3.4.10. Các glucocorticoid 131
    3.4.11. Thủy ngân 132
    3.4.12. Chì 132
    Chương IV-BÀN LUẬN 133
    4.1. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA ASEAN 133
    4.2. VỀ CÁC QUI TRÌNH PHÂN TÍCH MỚI THIẾT LẬP 135
    4.2.1. Về các qui trình phát hiện các chất màu cấm 135
    4.2.2. Về qui trình định tính, định lượng Hydroquinon 139
    4.2.3. Về qui trình định tính 12 chất steroid trong kem bôi da 139
    4.2.4. Về qui trình phân tích thủy ngân trong mỹ phẩm dạng kem và phấn bôi da
    4.3. TÓM TẮT NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG TỪNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH
    4.3.1. Quy trình phân tích đồng thời 4 chất màu cấm trong son môi
    4.3.2. Quy trình phát hiện, định lượng đồng thời 4 chất Sudan
    4.3.3. Quy trình phát hiện đồng thời 12 chất steroid trong kem bôi da
    4.3.4. Quy trình phân tích thủy ngân trong mỹ phẩm dạng kem và phấn bôi da
    4.3.5. Về qui trình định tính, định lượng Hydroquinon
    4.3.6. Về 5 quy trình phân tích từng chất màu riêng biệt còn lại
    4.4. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA CÁC QUI TRÌNH 145
    4.5. VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC CHẤT CẤM TRONG MỸ PHẨM 146
    4.6. VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 147
    4.5.1. Về xây dựng và thẩm định các qui trình phân tích 147
    4.5.2. Về đào tạo chuyên môn kỹ thuật 147
    4.5.3. Về đánh giá thực trạng tình hình chất lượng mỹ phẩm 148
    Chương V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
    KẾT LUẬN 149
    KIẾN NGHỊ 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ xa xưa con người đã có nhu cầu làm đẹp, đã biết làm đẹp. Ngày nay, khi xã
    hội phát triển, kinh tế phát triển, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam,
    trong những năm gần đây, khi nền kinh tế được mở cửa, đi đến đâu cũng có thể thấy
    những sản phẩm “làm đẹp” cho con người. Đó chính là mỹ phẩm.
    Chất lượng mỹ phẩm là một vấn đề cần phải được quan tâm bởi vì mỹ phẩm
    được sử dụng tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận bên ngoài của cơ thể, không có qui
    định về thời gian và liều lượng sử dụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của
    cơ thể. Trong phân loại sản phẩm, hàng hóa theo tính an toàn, mỹ phẩm thuộc nhóm 2
    - cần có sự quản lý của nhà nước về tính an toàn của sản phẩm.
    Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
    khẩu mỹ phẩm đang phát triển nhanh, mạnh ở nhiều vùng, miền. Mỹ phẩm là loại sản
    phẩm, hàng hóa có lợi nhuận cao nên vì lợi nhuận mà việc sản xuất, kinh doanh, buôn
    bán mỹ phẩm kém chất lượng, không an toàn là khó tránh khỏi.
    Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang nằm trong tiến trình hội
    nhập và toàn cầu hóa. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã ký kết “Hiệp định hệ thống
    hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”. Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức
    trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Chúng ta đã bước vào
    “sân chơi chung” và phải tuân thủ “luật chơi chung”. Đó là những qui định, ràng
    buộc . cần tuân thủ để có một sự hòa hợp, công nhận lẫn nhau và phát triển. Quản lý
    chất lượng hàng hóa nói chung và chất lượng mỹ phẩm nói riêng sao cho phù hợp là
    một nhu cầu tất yếu và cấp bách.
    Đánh giá, giám sát chất lượng mỹ phẩm là một trong những nhiệm vụ quan
    trọng của hệ thống kiểm nghiệm. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra chất lượng mỹ
    phẩm là giám sát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự an toàn của mỹ phẩm, trong đó quan
    trọng nhất là việc kiểm soát sự có mặt của các chất bị cấm, hoặc bị giới hạn về nồng
    độ, hàm lượng được phép sử dụng, có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên
    thị trường Việt Nam. Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm mà
    Việt Nam đã tham gia ký kết từ năm 2003 [1], trong bản bổ sung mới nhất vào năm
    2013 có quy định danh sách 1373 chất và nhóm chất không được phép có mặt trong
    các sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục II, phần 1) cũng như 285 chất và nhóm chất không
    được phép sử dụng trừ những trường hợp ngoại lệ nhưng phải tuân theo các giới hạn
    và điều kiện quy định kèm theo (Phụ lục III, phần 1) [57]. Không giống như lĩnh vực
    quản lý dược phẩm đã có hệ thống Dược điển được xây dựng chặt chẽ từ nhiều năm,
    hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống phương pháp chuẩn để kiểm tra các chất
    cấm, chất cần kiểm soát giới hạn hàm lượng trong mỹ phẩm theo yêu cầu của Hiệp
    định hệ thống hòa hợp ASEAN. Bản thân ASEAN cho đến nay cũng chỉ mới ban hành
    được 8 phương pháp hòa hợp chung. Trong số đó có 6 phương pháp hóa lý để xác định
    hay định tính và định lượng một số kim loại nặng [50], tretinoin [51], 2-phenoxy
    ethanol và một số alkyl 4-hydroxybenzoat [53], hydroquinon [54], một số chất màu
    cấm [52] và một số glucocorticoid trong mỹ phẩm [55].
    Bản thân những phương pháp này mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu về
    mặt kỹ thuật để kiểm tra, giám sát các đối tượng chất cấm trong mỹ phẩm, hơn nữa
    bản thân những phương pháp này, nếu muốn triển khai trên thực tế tại Việt Nam, cũng
    cần được đánh giá thực nghiệm về sự phù hợp khi áp dụng trên các mẫu mỹ phẩm
    đang có mặt tại Việt Nam cũng như điều kiện thực tế trang thiết bị của nước ta (thẩm
    định chuyển giao phương pháp) [44].
    Những yêu cầu, tồn tại thực tế trên đây trong công tác kiểm nghiệm mỹ phẩm
    đã cho thấy tính cấp thiết trong việc triển khai nghiên cứu xây dựng các phương pháp
    chuẩn để kiểm tra chất cấm, chất cần kiểm soát giới hạn hàm lượng trong mỹ phẩm.
    Những nghiên cứu này bao gồm cả việc triển khai áp dụng thực tiễn các phương pháp
    hòa hợp sẵn có của ASEAN, cũng như xây dựng các phương pháp mới cho các đối
    tượng chưa có sẵn phương pháp hòa hợp. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình
    phát hiện và xác định hàm lượng một số chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm
    ” được
    thực hiện với các mục tiêu sau:
    1) Thẩm định chuyển giao các phương pháp phân tích hòa hợp của ASEAN
    trong quản lý mỹ phẩm
    2) Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích xác định một số chất bị cấm trong
    mỹ phẩm.
    3) Kiểm tra, phát hiện các chất bị cấm và chất có giới hạn hàm lượng sử dụng
    đã được nghiên cứu trong một số dạng mẫu mỹ phẩm trên thị trường.
    Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu
    như sau:
    1- Triển khai, thẩm định chuyển giao các phương pháp hòa hợp của ASEAN
    2- Thiết lập và đánh giá các quy trình phân tích mới cho các đối tượng chưa có
    phương pháp hòa hợp
    3- Áp dụng các quy trình mới xây dựng, các quy trình thẩm định chuyển giao
    kiểm tra một số chất bị cấm và có giới hạn sử dụng trong các mẫu mỹ phẩm
    trên thị trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...