Luận Văn Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh invitro một số giống hoa Cúc nhập nội

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Sản xuất kinh doanh hoa là một ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao, tổng sản lượng hoa hàng năm trên thế giới ước tính khoảng 37 tỷ USD, tập trung ở các nước có ngành trồng hoa phát triển như: Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ .Ở Châu Á ngành sản xuất hoa cũng đang phát triển mạnh mẽ ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
    Ở Việt Nam trong những năm qua rất nhiều địa phương đã áp dụng nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng trồng hoa chủ yếu ở Đà Lạt, Mê Linh, Sa Pa Trong đó việc chuyển đổi trồng hoa có quy mô lớn và áp dụng công nghệ trồng hoa tiên tiến như Hưng Hà (Thái Bình), Việt Trì (Phú Thọ) Cho thu nhập từ 10-15 triệu đồng/sào/năm và hứa hẹn tiềm năng còn rất lớn.
    Hoa cúc là một trong những loài hoa đẹp, có giá trị và là một trong 6 loại hoa cắt cành phổ biến và có giá trị nhất hiện nay (Hồng, Cúc, Cẩm Chướng Lay Ơn, Đồng Tiền, Hoa LiLy). Hoa Cúc đã được trồng từ rất lâu nhưng mới được phát triển mạnh mẽ vào những năm gần đây. Ngoài vẻ đẹp thanh nhã có mùi thơm dịu, màu sắc hấp dẫn, hoa lâu tàn nên được nhiều người ưa chuộng, nhu cầu tiêu dùng ngày một mạnh, do đó tiềm năng phát triển của loại hoa này là rất lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Theo phương pháp trồng hoa truyền thống thì chất lượng và hiệu quả kinh tế không được cao. Nguyên nhân là do sản xuất loài hoa này còn gặp nhiều hạn chế như kỹ thuật trồng hoa còn chưa tiên tiến, chưa tạo được giống có chất lượng cao mà hầu hết các giống phải nhập từ nước ngoài, giá thành cao đồng thời rất bị động về giống Vài năm gần đây việc nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp nuôi cấy mô đã có nhiều tiến bộ. Ở Viện Di Truyền Nông Nghiệp cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về quy trình nhân giống, chuyển gen về loài hoa này. Hiện tại ở Viện Di Truyền Nông Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên nhiều giống hoa cúc nhập nội như là: Cúc xanh Đà Lạt, Cúc vàng Bằng phương pháp này cho phép từ một lượng nhỏ giống ban đầu nhân nhanh với tốc độ cao trong thời gian ngắn có thể cung cấp một lượng lớn giống đồng nhất, sạch bệnh, ngoài những giống đã có nước ta còn nhập nội các giống cúc mới nhưng việc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh invitro một số giống hoa Cúc nhập nội”
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề. 1
    2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đề tài 2
    2.1. Mục đích. 2
    2.2. Ý nghĩa. 2
    2.2.1. Ý nghĩa khoa học. 2
    2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
    2.3. Yêu cầu. 2
    2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    2.4.1. Đối tượng. 2
    2.4.2. Phạm vi nghiên cứu. 2
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. SƠ LƯỢC VỀ NUÔI CẤY MÔ TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG 4
    1.1.1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG. 4
    1.1.2. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG TRONG NUÔI CẤY MÔ. 5
    1.1.2.1. Các Auxin. 5
    1.1.2.2. Các Cytokinin. 6
    1.1.2.3. Các nhóm chất khác. 6
    1.1.3. KĨ THUẬT VI NHÂN GIỐNG ( Micropropangation ) 7
    1.1.3.1. Các giai đoạn trong kỹ thuật vi nhân giống. 7
    1.1.3.2. Các nhân tố trong môi trường nuôi cấy invitro. 8
    1.2. VÀI NÉT VỀ HOA CÚC. 10
    1.2.1 NGUỒN GỐC, VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY HOA CÚC. 10
    1.2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại 10
    1.2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc. 11
    1.2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT KHI TRỒNG HOA CÚC. 12
    1.2.2.1.Điều kiện ngoại cảnh. 12
    1.2.2.2. Điều kiện dinh dưỡng. 12
    1.2.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY HOA CÚC. 13
    1.2.3.1. Giá trị sử dụng của cây hoa cúc. 13
    1.2.3.2. Giá trị kinh tế của cây hoa cúc. 14
    1.2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC. 15
    1.2.4.1.Tình hình sản xuất và phát triển của cây hoa Cúc trên thế giới. 15
    1.2.4.2. tình hình sản xuất và phát triển của cây hoa Cúc trong nước. 16
    1.2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY HOA CÚC. 18
    1.2.5.1.Tình hình nghiên cứu cây hoa Cúc trên thế giới. 18
    1.2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trong nước. 19
    PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Vật liệu nghiên cứu. 20
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 20
    3.2.1 Nội dung. 20
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 20
    3.2.2.1. Chọn mẫu và xử lý mẫu. 20
    3.2.2.2. Môi trường nuôi cấy: 21
    3.2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm : 22
    3.2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 23
    3.2.2.5. Xử lý số liệu. 24
    PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
    4.1. TẠO NGUỒN VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU. 25
    4.2. NHÂN NHANH CHỒI INVITRO. 31
    4.3. TÁI SINH CÂY HOÀN CHỈNH , TẠO RỄ CHO CHỒI. 36
    4.4. ĐƯA CÂY RA VƯỜN ƯƠM. 39
    PHẦN V:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
    5.1. KẾT LUẬN 41
    5.2. ĐỀ NGHỊ 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...