Báo Cáo Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh giống cây hông Paulownia bằng phương pháp in vitro

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH GIỐNG CÂY HÔNG PAULOWNIA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VITRO
    MỞ ĐẦU


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Các nhà khoa học trên thế giới đã xác định rằng diện tích rừng trên trái đất đã suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây chủ yếu do nạn chặt phá rừng bừa bãi và diện tích rừng trung bình hằng năm mất đi bằng diện tích một bang của nước Mỹ.


    Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vòng hai chục năm trở lại đây diện tích rừng đã mất trên 2 triệu ha. Nạn chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường sự nóng lên của trái đất đang đặt toàn nhân loại trước những thảm hoạ về sinh thái. Để có thể từng bước khắc phục và cải thiện tình trạng trên Nhà nước ta đã có các dự án, các chương trình nhằm khôi phục lại diện tích rừng, điển hình như chương trình 5 triệu ha rừng từ nay đến năm 2004. Có 5 loại cây được ưu tiên cho kế hoạch trồng rừng trong đó có cây hông.


    Cây hông có tên khoa học là Paulownia thuộc họ hoa mõm sói Scrophulariacae có nguồn gốc ở Đông Nam Á, Trung Quốc (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Cây hông sinh trưởng nhanh, sau 6 năm trồng có thể khai thác gỗ. Gỗ hông rất nhẹ và cứng, chịu được mối mọt, không biến dạng khi thời tiết thay đổi. Nó cũng được làm đồ trang trí nội thất, phần bên trong của máy bay, du thuyền, làm đồ thủ công mỹ nghệ và nhạc cụ rất tốt. Lá hông có hàm lượng đạm cao dùng làm thức ăn gia súc rất hiệu quả. Hoa hông có màu sắc đẹp, thơm dịu dùng để nuôi ong mật hay còn điều chế một số loại thuốc chữa bệnh như bệnh hen xuyễn (Phạm Hoàng Hộ). Ngoài ra cây hông còn là cây giữ đất tốt và có giá trị kinh tế cao nên rất thích hợp cho việc trồng rừng (Nguyễn Nhẫn Hoài và cộng sự, 1999).


    Cây hông có thể được nhân giống bằng hạt, bằng giâm hom và nhân giống in vitro. Tuy nhiên nhân giống bằng hạt và giâm hom có rất nhiều hạn chế: Đối với nhân giống bằng hạt , cây sau khi sinh trưởng sinh dưỡng 3 đến 4 năm mới bắt đầu ra hoa và hạt nhanh mất sức nảy mầm, thời gian ngủ nghỉ lâu, có sự phân ly quần thể do sinh sản hữu tính. Việc nhân giống bằng giâm hom có hệ số nhân thấp do phụ thuộc kích thước cây và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Phương pháp nhân giống invitro là phương pháp có hiệu quả hơn cả và khắc phục được những hạn chế trên. Nó có thể cho một số lượng cây lớn trong một thời gian ngắn, đồng nhất về mặt di truyền, dễ vận chuyển và có điều kiện quy trình công nghệ cho cơ giới hoá
    Việc nhân giống cây hông in vitro đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu tại nhiều nơi. Ở Việt Nam đã có các công trình nhân giống in vitro về loài cây này. Tuy nhiên các công trình này còn nặng về nghiên cứu cơ bản và hệ số nhân giống chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh giống cây hông Paulownia bằng phương pháp in vitro


    II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
    1. Mục đích của đề tài
    Đề tài nhằm nghiên cứu xây dựng quy trình cải tiến nhân giống cây Paulownia Fortunei bằng kỹ thuật nuôi cấy invitro có hệ số nhân giống cao và dễ ứng dụng vào sản xuất.


    2. Yêu cầu của đề tài
    - Xác định của sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nuôi cấy như BAP, hàm lượng agar tới hệ số nhân chồi.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng agar, BAP, phương pháp nuôi cấy đến vươn chồi hông in vitro.
    - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin (NAA) tới sự hình thành rễ in vitro của chồi hông nuôi cấy.
    - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của NAA và giá thể tự tạo đến hình thành rễ in vivo.


    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH


    MỞ ĐẦU

    I.ĐẶT VẤN ĐỀ
    II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
    1. Mục đích của đề tài
    2. Yêu cầu của đề tài
    Phần I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
    II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
    III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
    IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO
    1. Nuôi cấy trên môi trường đặc
    2. Nuôi cấy trên môi trường lỏng
    V. CÁC KỸ THUẬTNUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
    1. Phương pháp chồi đỉnh và các phần khác nhau của thực vật
    2. Tái sinh chồi bất định
    3. Tạo phôi vô tính và hạt nhân tạo
    VI. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG IN VITRO
    1. Tạo cây sạch bệnh
    2. Nhân nhanh in vitro với số lượng lớn
    VII. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CÂY CẤY MÔ
    VIII. VÀI NÉT VỀ CÂY HÔNG
    1. Đặc điểm sinh thái
    2. Các nghiên cứu về cây hông trên thế giới và trong nước


    Phần II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    I. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
    II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Môi trường nuôi cấy
    2. Thí nghiệm


    Phần III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    I. TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU
    II. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BAP TỚI HỆ SỐ NHÂN CHỒI
    III. ẢNH HƯỞNG CỦA BAP ĐẾN VƯƠN CHỒI CỦA ĐỐT MẮT TRONG MÔI TRƯỜNG BÁN LỎNG
    IV. TẠO CÂY HOÀN CHỈNH
    1. Ảnh hưởng của NAA đến ra rễ in vitro
    2. Ảnh hưởng của NAA kết hợp với giá thể đến hình thành rễ in vivo
    V. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CẢI TIẾN
    Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    I. KẾT LUẬN
    II. ĐỀ NGHỊ


    Phần V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
    II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
     
Đang tải...