Luận Văn Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh của hai giống mía ROC26 và BH1 bằng IN VITRO

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây cây mía đã mang lại hiệu ổn định so với một số cây trồng khác và đã trở thành một loài cây trồng công nghiệp quan trọng của cả thế giới. Cây mía chứa 80-90% nước dịch đường trong đó có khoảng 16-18% là đường nguyên chất. Cây mía là cây cho sản lượng đường cao hơn tất cả các loại cây khác. Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới cây mía là cây trồng được nhà nước và chính phủ ưu tiên chú trọng phát triển như một cây công nghiệp chính. Niên vụ mía năm 2009 lượng nguyên liệu mía đưa vào sản xuất đường thiếu trầm trọng, hàng loạt nhà máy đường phải đóng cửa sớm. Hậu quả là toàn nghành mía của nước ta thiếu khoảng 2000 tấn so với dự tính dẫn tới nhà nước phải nhập ngoại đường. Đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng sốt giá đường trong năm nay. Nhà nước dự tính vụ mía năm 2010 sẽ mở rộng diện tích trồng mía để đáp ứng đủ cho nghành sản xuất mía đường nhằm đảm bảo giá đường phù hợp cho nhân dân. Ngoài ra, cây mía còn là một vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh đã được các y bác sỹ chứng nhận và sử dụng. Bên cạnh đó đối với những vùng sâu, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì cây mía còn là cây trồng chủ đạo góp phần xóa đói giảm nghèo làm giàu cho bà con.
    Diện tích trồng mía của nước ta hiện nay vào khoảng 325.800 ha, năng suất bình quân khoảng 54 tấn/ha, tổng sản lượng mía được 15,2 triệu tấn. Có khoảng hơn 200 quốc gia đang trồng và sản xuất mía đường với sản lượng hàng năm lên tới 1.324,6 triệu tấn gấp khoảng 6 lần so với sản lượng của củ cải đường. Nhu cầu về đường cũng như tính cấp thiết của cây mía ngày càng đòi hỏi với số lượng lớn.
    Qua nhiều năm trải nghiệm của hầu hết các nước cho thấy vai trò của công nghệ nuôi cấy mô đối với nhân giống mía, cây mía qua nuôi cấy mô cho năng xuất cao hơn bình thường gấp 20-30%, có đặc tính vượt trội do vậy vẫn giữ được nguồn gen ban đầu của cây mẹ, giữ đựơc ưu điểm cơ bản là giống mía trẻ hoá, sạch bệnh có khả năng thich nghi tốt với môi trường đem lại năng suất chất lượng cao.Đặc biệt hơn nữa bằng phương pháp nuôi cấy mô có thể đưa ra được lượng giống ban đầu lớn hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Nuôi cấy mô còn là một biện pháp an toàn trong công tác cung cấp giống sạch bệnh, giảm chi phí thuốc hóa học, giúp cho việc nhập nội giống và trao đổi nguồn gen. Để tạo được các giống mía cho năng suất, tỷ lệ đường cao và cây sạch bệnh thì công nghệ nuôi cấy mô là một đòi hỏi hết sức cấp bách.
    Hiện nay hai giống mía chính được đưa vào trồng để sản xuất đường chủ yếu là giống mía ROC26 và giống BH1.Vì đây là hai giống mía có hàm lượng đường cao hơn hẳn so với các giống mía nhập ngoại khác của nước ta. Để phục vụ cho việc đưa hai giống mía ROC26 và BH1 ra trồng hàng loạt với diện tích lớn mang lại năng suất cao, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh của hai giống mía ROC26 và BH1 bằng IN VITRO

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của đề tài . 2
    1.2.1. Mục đích . 2
    1.2.2. Ý nghĩa 2
    1.2.3. Yêu cầu . 2
    1.2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    1.2.4.1. Đối tượng nghiên cứu . 2
    1.2.4.2. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.2.5. Xử lý số liệu thí nghiệm 3
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Giới thiệu chung về cây mía . 4
    2.1.1. Phân loại thực vật . 4
    2.1.2. Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trưởng . 4
    2.1.3. Phân loại giống mía ở Việt Nam 4
    2.1.4. Giá trị kinh tế của cây mía 6
    2.1.5. Thực trạng về trồng và sử dụng cây mía . 7
    2.2. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng 9
    2.2.1. Lịch sử phát triển 9
    2.2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật 11
    2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật 12
    2.2.4. Các phương pháp nhân giống invitro 15
    2.2.5. Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật [4] 19
    PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Vật liệu nghiên cứu . 21
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 21
    3.2.1. Nội dung . 21
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 24
    3.3. Thu thập và sử lí số liệu . 25
    PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 27
    4.1. Tạo nguyên liệu vô trùng từ cây mía 27
    4.2. Nghiên cứu khả năng tạo chồi của hai giống mía ROC26 và BH1 . 27
    4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4-D ở các nồng độ khác nhau kết hợp với 0,1mg/ l IBA. 29
    4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau kết hợp với 0,2mg/l Kinetin lên quá trình tái sinh chồi từ callus của hai giống mía ROC26 và BH1. Davenport và csv. 2001 32
    4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus của hai giống mía ROC26 và BH1 . 34
    4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình kéo dài chồi của hai giống mía ROC26 và BH1 . 36
    4.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành rễ của hai giống mía ROC26 và BH1 . 38
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
    5.1. Kết luận 42
    5.2. Kiến nghị 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...