Báo Cáo Nghiên cứu xây dựng quy trình kết hợp các lực lượng trong tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị hàng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Thảm hoạ là những biến cố bất ngờ, gây tổn thất lớn về người, vật chất và môi trường sống; gây ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng như: tổn thất về sinh mạng, bị thương, bị bệnh, bị nhiễm độc, nhiễm trùng gây tác động xấu đến sức khoẻ và đời sống cộng đồng vùng bị nạn, đòi hỏi đáp ứng y tế khẩn cấp và sự huy động cứu trợ đặc biệt tại các khu vực ra thảm hoạ.
    Phân loại mức độ thảm hoạ căn cứ theo số lượng nạn nhân do thảm hoạ và số lượng nạn nhân phải nhập viện điều trị như sau (theo quy định của Bộ Y tế):
    - Thảm hoạ mức 1: Có từ 30-100 nạn nhân, trong đó có 20-50 nạn nhân phải nhập viện.
    - Thảm hoạ mức 2: Có từ 101-500 nạn nhân, trong đó có 51-200 nạn nhân phải nhập viện.
    - Thảm hoạ mức 3: Có từ 501-2.000 nạn nhân, trong đó có 201-300 nạn nhân phải nhập viện.
    - Thảm hoạ mức 4: Có trên 2.000 nạn nhân và trên 300 nạn nhân phải nhập viện.
    Trong tình hình hiện nay, nguy cơ thảm họa do thiên nhiên và con người gây ra đang là mối đe doạ ngày càng gia tăng cả về mức độ và số lượng. Việt Nam đã bước đầu tích luỹ được được một số kinh nghiệm trong phòng chống thảm hoạ; tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như việc xây dựng quy trình tổ chức, điều hành các lực lượng chức năng thành hệ thống thống nhất trong toàn quốc hoặc trong các khu vực phòng thủ để sẵn sàng ứng cứu khi có các tình huống thảm hoạ có thương vong hàng loạt hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
    Thực trạng hệ thống y tế Việt Nam hiện nay vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, chưa theo kịp nhu cầu phát triển của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và yêu cầu nhiệm vụ củng cố, xây dựng tiềm lực y tế - quân sự, sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu, đầu tư xây dựng về tổ chức, lực lượng và trang bị để sẵn sàng đáp ứng về y tế khi xảy ra thảm hoạ.
    Đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình kết hợp các lực lượng trong tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị hàng loạt tại các tuyến bệnh viện, phục vụ ứng cứu khi xảy ra thảm họa"
    Những nội dung nghiên cứu của các công trình khoa học được công bố trong nước đã đưa ra được nhiều mô hình đáp ứng y tế trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, phòng chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác tổ chức, điều hành các lực lượng khi xảy ra thảm hoạ tuy đã được ban hành theo đặc thù về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nhưng còn chưa được đồng bộ, chưa xây dựng được quy trình tổ chức, phối hợp cụ thể giữa lực lượng y tế và các lực lượng chuyên ngành khác trong từng khu vực, từng địa phương; nhất là trong các tình huống thảm hoạ có số lượng thương vong lớn, vượt quá khả năng của tuyến y tế cơ sở; cần phải chuyển nạn nhân về tuyến sau hoặc các tình huống gây thương vong hàng loạt với tính chất phức tạp (khủng bố sinh học, hoá học, các vụ dịch bệnh tối nguy hiểm, nhiễm độc, ngộ độc lớn trên diện rộng .) xảy ra ở ngay tại các khu vực đô thị, nhất là các thành phố trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và đầu mối giao thông của cả nước thì việc nghiên cứu quy trình thu dung, cấp cứu, điều trị hàng loạt ở tuyến bệnh viện là nhu cầu cấp thiết hiện nay.
    Thực tế qua các vụ thiên tai, thảm hoạ tại các địa phương trong cả nước cho thấy, công tác phòng chống, khắc phục hậu quả không chỉ đơn thuần là việc đáp ứng y tế và ngay trong công tác đáp ứng về y tế cho thiên tai, thảm hoạ cũng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành y tế mà rất cần đến sự tham gia phối hợp của các lực lượng khác trên địa bàn để tổ chức đồng bộ các hoạt động ứng cứu thảm hoạ như: tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; phòng cháy chữa cháy, cứu sập, đổ công trình; khắc phục hệ thống đường giao thông, phân luồng vận chuyển người bị nạn và tiếp tế các loại vật tư thiết yếu; đảm bảo thông tin liên lạc; xử lý vệ sinh môi trường . Như vậy, nếu chỉ đơn thuần là kế hoạch phòng chống thảm hoạ của riêng ngành y tế, khi có thảm hoạ xảy ra, không đủ hiệu lực để có thể triển khai huy động được sự tham gia phối hợp các lực lượng khác trên địa
    bàn hoặc ngược lại, nếu chỉ đơn thuần là kế hoạch tìm kiếm cứu nạn của một ngành nào đó trong các vụ tai nạn nghiêm trọng như sập cầu, đổ tầu hoả, đắm phà . mà không có sự tham gia của lực lượng y tế thì cũng không thể thành công được. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức ứng cứu thảm hoạ mới chỉ được đề cập đến ở cấp thành phố, chưa thấy có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện ở cấp quận, huyện và cấp (xã phường) nên chưa phát huy được vai trò trách nhiệm cũng như sức mạnh tổng hợp của chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể xã hội ngay tại cơ sở, nơi xảy ra thảm hoạ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...