Báo Cáo Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến hắc phụ, bạch phụ và bào chế cao phụ tử ở quy mô pilot

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Báo cáo dài 140 trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ô đầu, Phụ tử là những vị thuốc quý, được sử dụng khá phổ biến trong y - dược học cổ truyền phương Đông, nhất là ở Trung Quốc. Những vị thuốc này được lấy từ củ mẹ (củ cái, Ô đầu) và củ con (củ nhánh, Phụ tử) của một số loài thuộc chi Aconitum L. (chi Ô đầu). Loài A. carmichaelii Debx. (Xuyên ô) đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc (2005), Dược điển Hàn Quốc (2002) và trong nhiều tài liệu khác.
    Ô đầu và Phụ tử đều rất độc, Ô đầu chỉ dùng ngoài, Phụ tử được y học cổ truyền dùng trong nhưng nhất thiết phải chế biến nhằm giảm độc tính. Phụ tử chế có tác dụng bổ dương, bổ hoả để trị dương hư, hoả hư; tác dụng hồi dương cứu nghịch để trị thoát dương, vong dương. Hải Thượng Lãn Ông coi vị thuốc Phụ tử là “thánh dược để hồi sinh”. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp chế biến khác nhau thì tác dụng và độc tính khác nhau.
    Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, cây Ô đầu đã được nhập trồng tại vùng Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Sìn Hồ (tỉnh
    Lai Châu) và Quản Bạ, Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Trong chiến tranh biên giới phía Bắc (1979), cây thuốc này đã bị phá hủy nhiều. Từ năm 1990 trở lại đây, Ô đầu đã được người dân ở xung quanh thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khôi phục và phát triển trồng trở lại. Song, phần lớn dược liệu Ô đầu và Phụ tử được sử dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn là do nhập khẩu không chính thức từ Trung Quốc, không có tiêu chuẩn chất lượng nên không đảm bảo an toàn, gây tâm lý lo ngại trong giới thầy thuốc và nhân dân. Nhân dân Sa Pa và một số vùng trồng cây Ô đầu đã thu hoạch Phụ tử
    để chế biến làm thuốc theo kinh nghiệm, và coi đây là một vị thuốc quý, sử dụng để bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực và chữa đau lưng, đau nhức xương, khớp Tuy nhiên, quy trình chế biến không thống nhất và không kiểm tra độc tính nên sản phẩm không đảm bảo an toàn, thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra. Các doanh nghiệp dược cũng gặp khó khăn khi đề cập đến việc sản xuất các thuốc có Phụ tử vì chưa có những công trình nghiên cứu đầy đủ về chế biến, tác dụng sinh học và độc tính của Phụ tử chế. Hơn nữa, quy trình chế biến được nêu trong các tài liệu y dược học cổ truyền sử dụng nguyên liệu là củ tươi ngay sau thu hoạch sẽ khó thực hiện nếu sản xuất ở quy mô lớn. Vậy, từ nguồn nguyên liệu quý trong nước, nghiên cứu chế biến như thế nào để có thể áp dụng được ở quy mô công nghiệp, thu được sản phẩm an toàn, hiệu quả làm nguyên liệu bào chế thuốc nhằm ứng dụng rộng rãi trong phòng và chữa bệnh là vấn đề cấp thiết cần được giải đáp.
    Từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến Hắc phụ, Bạch phụ và bào chế cao Phụ tử ở quy mô pilot” được tiến
    hành nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:
    - Xây dựng được quy trình chế biến Hắc phụ, Bạch phụ và bào chế cao Phụ tử ổn định ở quy mô pilot an toàn làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
    - Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của Hắc phụ, Bạch phụ và cao Phụ tử.
    Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
    1. Xây dựng quy trình chế biến Hắc phụ, Bạch phụ và bào chế cao Phụ tử an toàn.
    - Nghiên cứu chế biến Hắc phụ, Bạch phụ, bào chế cao Phụ tử.
    - Nghiên cứu hàm lượng alcaloid trong các mẫu nghiên cứu.
    2. Nghiên cứu tác dụng sinh học:
    - Thử độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của Hắc phụ, Bạch phụ và cao Phụ tử.
    - Nghiên cứu tác dụng trên tim cô lập của Hắc phụ, Bạch phụ và cao Phụ tử.
    3. Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở của Phụ tử, Hắc phụ, Bạch phụ và cao Phụ tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...