Báo Cáo Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hoạt tính của 2 chế phẩm thuốc chứa enzym

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    NĂM 2010
    MỤC LỤC (Báo cáo dài 99 trang)

    PHẦN A. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI . 1
    1. Mục đích nghiên cứu 1
    2. Phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu 1
    3. Kết quả nghiên cứu .2
    4. Kết luận rút ra từ nghiên cứu .3
    5.Về cải tiến kỹ thuật .5
    6. Những đóng góp khác 5
    7. Tiến độ thực hiện 6
    PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .7
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 7
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 7
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 9
    2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 9
    2.1. Enzym bromelain . 9
    2.1.1. Cấu trúc và tính chất của enzym bromelain 9
    2.1.2. Cơ chế hoạt động và ứng dụng trong y học . 10
    2.1.3. Các phương pháp xác định hoạt tính của enzym bromelain . 13
    2.2. Enzym Trypsin . 13
    2.2.1. Cấu trúc và tính chất của enzym trypsin 13
    2.2.2. Cơ chế hoạt động và ứng dụng trong y học 14
    2.2.3. Các phương pháp xác định hoạt tính của enzym trypsin . 18
    2.3. Enzym streptokinase 18
    2.3.1. Cấu trúc và tính chất của enzym streptokinase 18
    2.3.2. Cơ chế hoạt động và ứng dụng trong y học của enzym streptokinase 19
    2.3.3. Các phương pháp xác định hoạt tính của enzym streptokinase . 22
    2.4. Enzym Streptodornase 23
    2.4.1. Cấu trúc và tính chất của enzym streptodornase . 23
    2.4.2. Cơ chế hoạt động và ứng dụng trong y học của enzym streptodornase . 24
    2.4.3. Các phương pháp xác định hoạt tính của enzym streptodornase . 25
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .26
    3.1. Hóa chất, chất chuẩn, mẫu nghiên cứu 26
    3.1.1. Chất chuẩn 26
    3.1.2. Dung môi, hóa chất: . 26
    3.1.3. Mẫu dùng để nghiên cứu xây dựng và thẩm định các quy trình 27
    3.2. Thiết bị và dụng cụ 27
    3.3. Phương pháp 28
    3.3.1. Bromelain 28
    3.3.2. Trypsin 28
    3.3.3. Streptokinase . 29
    3.3.4. Streptodornase 29
    4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. .30
    4.1. Xây dựng và thẩm định quy trình xác định hoạt tính enzym của chế phẩm
    thuốc chứa bromelain và trypsin . 30
    4.1.1. Xây dựng quy trình xác định hoạt tính của bromelain và trypsin 30
    4.1.2. Thẩm định phươn g pháp xác định hoạt tính enzym trong chế phẩm
    thuốc chứa bromelain và trypsin 34
    4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình xác định hoạt tính enzym của chế phẩm
    thuốc chứa streptokinase và streptodornase 43
    4.2.1. Xây dựng quy trình xác định hoạt tính của streptokinase và
    streptodornase 43
    4.2.2. Thẩm định phương pháp đã xây dựng để xác định hoạt tính enzym
    trong chế phẩm thuốc chứa streptokinase và streptodornase . 50
    4.3. Áp dụng các quy trình đã xây dựng để kiểm tra chất lượng của một số chế
    phẩm trên thị trường 67
    4.3.1. Kiểm tra chất lượng một số chế phẩm chứa bromelain và trypsin 67
    4.3.2. Kiểm tra chất lượng một số chế phẩm chứa Streptokinase và
    Streptodornase . 68
    4.4. Bàn luận về ý nghĩa thực tiễn của đề tài 69
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
    5.1. Kết luận . 70
    5.2. Kiến nghị . 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 72
    PHỤ LỤC
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Enzym là chất xúc tác sinh học, có vai trò quan trọng trong hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sống. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, enzym đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như trong công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, y tế chăn nuôi, . Hiện nay ước tính mỗi năm có khoảng 300 000 tấn enzym được sản xuất với giá trị thương mại khoảng 1 tỷ USD, trong số đó chủ yếu là các enzym thủy phân, chiếm tới 75%. Trong lĩnh vực y tế, các thuốc có bản chất là enzym cũng đã và đang được nghiên cứu đầy đủ hơn về cấu trúc, cơ chế tác dụng, và những ứng dụng lâm sàng. Một số thuốc enzym như các thuốc có chứa trypsin, chymotrypsin, bromelain, Papain, amylase, Streptokinase, Serratiopeptidase . được sử dụng như là thuốc hỗ trợ trong điều trị một số bệnh liên quan và đã chứng minh được hiệu quả điều trị của chúng như trong điều trị kháng viêm, chống phù nề trong ngọai khoa, trong điều trị nhồi máu cơ tim, viêm tắc mạnh do huyết khối, hỗ trợ trong điều trị ung thư, sử dụng phối hợp nhằm làm tăng hiệu quả kháng khuẩn của thuốc kháng sinh. Chính nhờ các hiệu quả điều trị như vậy, nhiều chế phẩm thuốc chứa enzym đã được cấp số đăng ký cho phép lưu hành tại Việt nam.
    Trước đây trên thị trường Việt Nam chỉ có các chế phẩm sử dụng đơn thành phần streptokinase trong điều trị và chuyên luận streptokinase đã được đưa vào Dược thư quốc gia. Hiện nay, để tăng hiệu quả điều trị, các chế phẩm thuốc chứa đồng thời 2 enzym streptokinase và streptodornase đã được nhập vào nước ta trong những năm gần đây để điều trị chống viêm nói chung và đặc biệt trong hỗ trợ
    điều trị nhồi máu cơ tim, viêm tắc huyết khối. Chế phẩm hỗn hợp trypsin và bromelain được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị ung thư .

    Về phương pháp kiểm nghiệm các enzym này, trong các dược điển mới chỉ có Dược điển Anh quy định chuyên luận nguyên liệu Streptokinase, chưa có chuyên luận của streptodornase nguyên liệu và các dạng chế phẩm, đặc biệt là chế phẩm phối hợp gồm streptokinase và streptodornase.
    Đối với enzym bromelain và trypsin, trong Dược điển Anh và Dược điển Mỹ mới có chuyên luận nguyên liệu Trypsin, chưa có chuyên luận về chế phẩm.
    Các tiêu chuẩn chất lượng của các chế phẩm hiện có trên thị trường vẫn chưa được thẩm định, đánh giá một cách đầy đủ. Đặc biệt là tiêu chuẩn của chế phẩm hỗn hợp Streptokinase và streptodornase do các nhà sản xuất cung cấp vẫn chưa thực hiện được với điều kiện của các cơ sở kiểm nghiệm trong nước do không có trang thiết bị chuyên dụng.
    Từ các lý do trên, việc đánh giá chất lượng của các chế phẩm này hiện nay vẫn còn hạn chế, và thực tế là chưa kiểm tra chất lượng các chế phẩm hỗn hợp Streptokinase và streptodornase. Trong khi đó enzym được coi là loại thuốc sinh học, có bản chất protein nên rất dễ bị giảm hoạt tính trong các điều kiện bảo quản không tốt hoặc bị thoái biến theo thời gian nên không có tác dụng điều trị.
    Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu để xây dựng các phương pháp xác định họat tính của các chế phẩm enzym nhằm áp dụng cho công tác kiểm tra chất lượng thuốc trong điều kiện hiện có của hệ thống kiểm nghiệm.
    Trong thời gian gần đây, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương đã tiến hànhnghiên cứu và xây dựng được một số phương pháp, quy trình kiểm tra chất lượng của một số dạng chế phẩm enzym. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn hẹp, việc nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở một số chế phẩm enzym đơn thành phẩn và đơn giản.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hoạt tính của 2 chế phẩm thuốc chứa enzym” là thực sự cần thiết và hữu ích nhằm nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát chất lượng đối với các sản phẩm thuốc có nguồn gốc sinh học với điều kiện trang thiết bị hiện có của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và các Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm trên toàn quốc, đồng thời hỗ trợ cho các phòng kiểm nghiệm của các công ty sản xuất thuốc trong nuớc trong việc kiểm tra chất lượng các dạng thành phẩm này, góp phần kiểm soát chất lượng thuốc trên thị trường.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện theo 3 mục tiêu chính sau:
    1. Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định hoạt tính của chế phẩm kết hợp 2 enzym bromelain và trypsin.
    2. Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định hoạt tính của chế phẩm kết hợp 2 enzym streptokinase và streptodornase.
    3. Áp dụng các phương pháp để kiểm tra chất lượng một số chế phẩm tương tự lưu hành trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...