Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
    tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, Cục Thống kê Thái Nguyên,
    UBND huyện Phú Lương; các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
    Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ long kính trọng biết ơn sâu sắc tới:
    1. TS. Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi
    trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
    2. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Địa lí và các thầy giáo, cô giáo giảng
    dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
    kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
    3. Các cơ quan sở, ban, ngành tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương, cùng
    bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
    quá trình học tập và thực hiện đề tài.
    Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng
    không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
    góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
    Học viên



    Lê Thị Bích Hồng
    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC HÌNH . v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn 2
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài 3
    6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 4
    7. Bố cục của luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
    THÔN MỚI 6
    1.1. Một số lý luận cơ bản về nông thôn 6
    1.1.1. Những vấn đề về nông thôn . 6
    1.1.2. Những vấn đề về phát triển nông thôn . 8
    1.2. Những nội dung về xây dựng nông thôn mới . 10
    1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 10
    1.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 . 11
    1.2.3. Đặc trưng của xây dựng nông thôn mới 11
    1.2.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới . 12
    1.2.5. Yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới 13
    1.2.6. Các bước xây dựng nông thôn mới 14
    1.2.7. Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới 15
    1.2.8. Nội dung đánh giá xây dựng nông thôn mới . 16
    1.2.9. Những yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới 19
    1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới . 21
    1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới 21
    1.3.2. Những kinh nghiệm bước đầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam . 25
    Tiểu kết chương 1 31
    iv
    Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
    PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN . 32
    2.1. Các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới huyện
    Phú Lương 32
    2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ . 32
    2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 32
    2.1.3. Thực trạng môi trường . 40
    2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan
    môi trường . 40
    2.1.5. Các điều kiện kinh tế- xã hội . 41
    2.2. Quá trình thực hiện và kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú
    Lương giai đoạn 2011 - 2014 . 44
    2.2.1. Triển khai thực hiện . 44
    2.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn 46
    2.2.3. Huy động và phân bổ các nguồn lực đầu tư . 47
    2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hình thức tổ chức sản xuất . 48
    2.2.5. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội . 48
    2.2.6. Phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe của người
    dân ở khu vực nông thôn và vệ sinh môi trường . 48
    2.2.7. Xây dựng đời sống văn hóa khu vực nông thôn 49
    2.2.8. Nâng cao năng lực tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị- xã
    hội, giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn 49
    2.2.9. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của huyện ảnh hưởng đến
    xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương . 50
    2.3. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở 02 xã điểm của huyện Phú Lương . 51
    2.3.1. Xây dựng nông thôn mới xã Sơn Cẩm . 51
    2.3.2. Xây dựng nông thôn mới xã Cổ Lũng . 57
    2.3.3. Kết quả khảo sát của tác giả về xây dựng nông thôn mới tại 2 xã Sơn
    Cẩm và Cổ Lũng 62
    Tiểu kết chương 2 66
    v
    Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN
    MỚI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 . 67
    3.1. Định hương và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh
    Thái Nguyên đến năm 2020 . 67
    3.1.1. Quan điểm phát triển 67
    3.1.2. Mục tiêu phát triển . 67
    3.1.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế . 68
    3.1.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội . 70
    3.2. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương đến
    năm 2020 71
    3.2.1. Quan điểm 71
    3.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương đến năm 2020 . 73
    3.3. Một số giải pháp cơ bản xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương 73
    3.3.1. Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành quản lý . 74
    3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông
    thôn mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn 75
    3.3.3. Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch 77
    3.3.4. Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội . 77
    Tiểu kết chương 3 80
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84
    PHỤ LỤC 1

    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    TỪ NGHĨA
    CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
    CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    HĐND Hội đồng nhân dân
    KHKT Khoa học kĩ thuật
    KT - XH Kinh tế - xã hội
    NN - ND - NT Nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    NTM Nông thôn mới
    MTTQ Mặt trận tổ quốc
    PTNN Phát triển nông thôn
    TCQG Tiêu chí quốc gia
    TCXDNTM Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
    TTCN - XD Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
    UBND Ủy ban nhân dân




    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế các ngành qua các năm (giá thực tế) . 42
    Bảng 2.2. kiến tham vấn của nhóm chuyên đề đối với cán bộ
    phòng, ban huyện và xã về xây dựng nông thôn mới . 63
    Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về xây dựng nông
    thôn mới 65

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 2.1. Lược đồ hành chính huyện Phú Lương 33
    Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2013 huyện Phú Lương . 36
    Hình 2.3. Lược đồ hiện trạng xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương 45
    Hình 2.4. Lược đồ hành chính xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương . 52
    Hình 2.5. Lược đồ hành chính xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương 59


    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,
    nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy
    nhiên, những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước.
    Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đang là khu vực chậm phát triển nhất trong
    nền kinh tế.
    Đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, mang
    tính thời sự. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, chính
    trị và an ninh quốc phòng. Theo đó, nông thôn nước ta trong 10 năm tới sẽ có
    những thay đổi to lớn cả về diện mạo cũng như về tiềm lực. Nông thôn sẽ được
    qui hoạch lại vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa đáp ứng được
    những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chất lượng cuộc sống
    của nông dân sẽ được nâng cao. Mô hình sản xuất mới sẽ mang lại hiệu quả cũng
    như phát huy được lợi thế của từng địa phương.
    Qua chương trình xây dựng nông thôn mới, đối tượng được hưởng lợi trực tiếp
    đó chính là người nông dân. Những định dạng về nông thôn mới không chỉ dừng lại ở
    mục tiêu tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân mà là một sự thay đổi
    vô cùng to lớn, toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Những khó
    khăn mà người nông dân hiện nay ở nông thôn đang phải đối mặt sẽ được giải quyết
    một cách căn bản.
    Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự
    nhiên là 368,82 km² với 16 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 2 thị trấn và 14
    xã. Nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Lương trong những năm qua đã có những
    bước tiến đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
    Năm 2011, huyện Phú Lương đã thực hiện xây dựng nông thôn mới do tỉnh Thái
    Nguyên triển khai. Sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện đã đạt
    được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế chưa được
    khắc phục trong những năm tới. Từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của TS.
    Nguyễn Xuân Trường, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng nông thôn
    mới ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
    2
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về NTM và các tiêu chí NTM, vận dụng
    vào phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương,
    tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đề xuất khuyến nghị những giải pháp xây dựng NTM
    trong giai đoạn tiếp theo.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Đề tài thực hiện hệ thống hoá cơ sở lý luận về nông nghiệp, nông dân và
    nông thôn mới.
    - Đánh giá thực trạng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Phú
    Lương, đi sâu vào nghiên cứu địa bàn 2 xã xây dựng điểm (Sơn Cẩm và Cổ Lũng).
    Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế cùng các
    nguyên nhân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.
    - Đề xuất được các giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn
    huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đi sâu tìm hiểu
    2 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương (Cổ Lũng và Sơn Cẩm).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện toàn huyện Phú Lương, trong đó
    tập trung vào 2 xã điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
    - Nội dung: Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới theo 5 nhóm chỉ tiêu
    với 19 tiêu chí.
    - Về thời gian: Nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 - 2014.
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn
    - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản và thực tiễn về nông thôn và xây dựng
    nông thôn mới.
    - Đánh giá kết quả, tìm ra tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong quá
    trình thực hiện vận dụng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương,
    trong đó có 2 xã điểm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới trong
    điều kiện kinh tế xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
    3
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài
    5.1. Quan điểm nghiên cứu
    - Quan điểm tổng hợp: Đòi hỏi xem xét tình hình và triển vọng xây dựng nông
    thôn mới của huyện Phú Lương trong mối quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế - xã
    hội của huyện; đồng thời các giải pháp phát triển một cách toàn diện, trên nhiều
    phương diện, nhiều lĩnh vực.
    - Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu để có cái nhìn
    tổng thể về vấn đề cần nghiên cứu, thấy được mối quan hệ logic - biện chứng giữa
    các yếu tố cấu thành hệ thống trong quá trình vận động và phát triển.
    - Quan điểm không gian lãnh thổ : Đây là quan điểm đặc thù của Địa lí học.
    Phú Lương là huyện thuộc phía bắc tỉnh Thái Nguyên. Do đó cần phải vận dụng quan
    điểm lãnh thổ để có thể phân tích, đánh giá, so sánh sự tương đồng và khác biệt xây
    dựng nông thôn mới trong tương quan lãnh thổ của cả tỉnh và cả nước.
    - Quan điểm lịch sử: Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu để thấy được
    quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương trong giai đoạn 2011-2015.
    Những thuận lợi và khó khăn xây dựng nông thôn mới trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
    - Quan điểm viễn cảnh: Dựa vào thực trạng, tình hình xây dựng nông thôn mới
    trong thời gian qua của huyện Phú Lương, dự báo và đề xuất các giải pháp thực hiện
    xây dựng nông thôn mới.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
    vật lịch sử và các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử dụng các
    phương pháp sau để nghiên cứu:
    5.2.1. Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu thứ cấp: Số
    liệu thu thập thông qua việc thống kê, khảo sát các văn bản pháp quy của Nhà nước,
    các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu khoa học, website viết
    về xây dựng nông thôn mới và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp,
    nông dân, nông thôn. Các số liệu cũng được thu thập tại ban chỉ đạo xây dựng nông
    thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã điểm, tại
    cơ quan lưu trữ các cấp.
    5.2.2. Phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp thông tin, tư liệu:
    được sử dụng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới
    huyện Phú Lương, Thái Nguyên; có so sánh và đối chiếu một số chỉ tiêu về xây dựng
    nông thôn mới với một số huyện khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước.
    4
    5.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát đối tượng nghiên cứu (Đối với cán bộ
    phòng, ban huyện và xã, các hộ dân cư, thôn) được sử dụng để phân tích, đánh giá thực
    trạng cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên. Tiến hành
    khảo sát, điều tra thực địa tại một số xã, thôn xây dựng nông thôn mới. Sử dụng
    phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân thông qua phỏng vấn trực tiếp các
    hộ dân bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn, từ đó thống nhất các số liệu đã được thu thập.
    5.2.4. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong đánh giá các nhân tố
    ảnh hưởng, các cơ hội và thách thức, xây dựng các quan điểm, định hướng phát
    triển nông thôn mới; đề xuất các giải pháp có tính khuyến nghị xây dựng nông
    thôn mới. Tiến hành gặp gỡ. trao đổi với các Sở ban ngành để thu được những
    thông tin tư liệu hữu ích.
    5.2.5. Phương pháp bản đồ: Trên cơ sở các bản đồ có sẵn liên quan đến đề tài
    như: bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế, để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
    triển nông thôn mới.
    6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt trong giai đoạn
    hiện nay. Đất nước muốn phát triển thì phải đẩy nhanh nông thôn, nông dân phát
    triển. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đã
    có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như:
    - Đề tài: “ Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là một lực
    lượng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới góp phần đắc lực cho sự nghiệp công
    nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” (Thạc sỹ Lê Hoà).
    - Đề tài: “Những vấn đề cần giải quyết ở nông thôn ngoại thành một số thị xã
    ở miền núi Phía Bắc ở nước ta trong quá trình cải cách kinh tế” (PTS. Nguyễn Từ).
    - Đề tài “Việc làm của nông dân Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công
    nghiệp hoá hiện đại hoá” (TS. Nguyễn Ngọc Lan).
    - Huỳnh Ngọc Điền (2011), Xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Tân Lập,
    huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
    - Thanh Tân (2011), Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn
    Yên, tỉnh Yên Bái.
    - Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, của Phan Đình
    Hà (2011), “Giải pháp đẩy mạnh xây dưng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh
    Chương tỉnh Nghệ An”
    5
    - Luận văn thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐH Sư phạm, Đại học Thái Nguyên của
    Lương Thành Công (2013), “Nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện
    Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”.
    - Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh của
    Phạm Khánh Luyện (2013), “Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới ở
    huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”
    - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh của
    Đặng Ngọc Tuân (2014), “ Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã
    điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
    - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh của
    Nguyễn Hải Triều (2014), “Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
    Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh”.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
    của đề tài được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.
    Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương, tỉnh
    Thái Nguyên.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương,
    tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
     
Đang tải...