Luận Văn Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
    3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài 6
    4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu của đề tài 6
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
    6. Phương pháp nghiên cứu 6
    7. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
    8. Cấu trúc của luận văn 8
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
    1.1. Đo lường và đánh giá trong giáo dục 9
    1.1.1. Khái niệm về đo lường và đánh giá trong giáo dục 9
    1.1.2. Phân loại các mục tiêu giáo dục và các mức độ của lĩnh vực nhận thức 10
    1.1.2.1. Mục tiêu dạy học 10
    1.1.2.2. Các mức độ của lĩnh vực nhận thức 10
    1.1.3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh 12
    1.1.3.1. Kết quả học tập của học sinh 12
    1.1.3.2. Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập 12
    1.1.3.3. Cơ sở của việc đánh giá kết quả học tập 13
    1.1.4. Phương pháp trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh 14
    1.1.5. Công cụ đo lường kết quả học tập 15
    1.1.5.1. Phân loại công cụ đo 15
    1.1.5.2. So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận 16
    1.1.6. Yêu cầu của công cụ đo lường và đánh giá trong giáo dục 18
    1.1.7. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan 18
    1.1.7.1. Tiêu chí để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan 18
    1.1.7.2. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan 19
    1.1.8. Đánh giá bài trắc nghiệm khách quan 21
    1.1.9. Lý thuyết khảo thí hiện đại 21
    1.1.10. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 24
    1.1.11. Quy trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan 25
    1.1.12. Quy trình chuẩn bị và triển khai một kỳ thi trắc nghiệm
    khách quan tiêu chuẩn hoá 26
    1.2. Tình hình nghiên cứu về khoa học đo lường đánh giá trên thế giới và Việt Nam 28
    1.3. Công tác đánh giá trong trường THPT hiện nay 30
    2
    1.3.1. Những bất cập trong đo lường và đánh giá ở trường THPT 30
    1.3.2. Một số giải pháp cho những bất cập 31
    1.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong trường THPT 32
    1.4.1. Mục đích đánh giá 32
    1.4.2. Quá trình đánh giá 32
    1.4.3. Kỹ thuật đánh giá 33
    1.4.3.1. Biện pháp đánh giá 33
    1.4.3.2. Công cụ đánh giá 33
    1.5. Tình hình công tác kiểm tra đánh giá tại trường THPT Bến Tre tỉnh Vĩnh Phúc 34
    Kết luận chương 1 36
    CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
    TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN TOÁN 12 37
    2.1. Chương trình Toán 12 37
    2.1.1. Nội dung chương trình 37
    2.1.2. Phân phối chương trình 37
    2.2. Thực hiện quy trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan 39
    2.2.1. Mục đích đánh giá 39
    2.2.2. Mức độ kiến thức dùng để đo lường 41
    2.2.3. Xác định nội dung chi tiết bài kiểm tra. Lập bảng trọng số 42
    2.2.4. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan 48
    2.2.4.1. Lựa chọn dạng câu hỏi thi 48
    2.2.4.2. Viết câu hỏi thi 49
    2.2.4.3. Rà soát, chỉnh sửa câu hỏi 49
    2.2.5. Lập đề thi 50
    2.2.6. Thử nghiệm 50
    2.2.6.1. Chọn mẫu 50
    2.2.6.2. Tổ chức thi-kiểm tra 51
    2.2.7. Nhập số liệu. Phân tích câu hỏi 51
    Kết luận chương 2 61
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
    3.1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán 12 62
    3.2. Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 76
    3.3. Nâng cao kỹ năng ra đề kiểm tra của giáo viên 76
    3.4. Đổi mới công tác đánh giá 77
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    PHỤ LỤC 82
    3
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    HH: Hình học
    HK: Học kỳ
    IRT: Lý thuyết hồi đáp
    GT: Giải tích
    GTLN: Giá trị lớn nhất
    GTNN: Giá trị nhỏ nhất
    NHCH: Ngân hàng câu hỏi
    TNKQ: Trắc nghiệm khách quan
    TL: Tự luận
    THPT: Trung học phổ thông
    4
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Một trong những mục tiêu của công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta là đổi
    mới giáo dục phổ thông trong đó có đổi mới giáo dục trung học phổ thông. “Mục
    tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương
    trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất
    lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục
    vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống
    Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực
    và thế giới” (Nghị quyết số 40/2000/Quốc hội 10, ngày 9/12/2000). Đổi mới chương
    trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình từ đổi mới mục tiêu, nội dung,
    phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục. Điều này
    được thể hiện trong Luật giáo dục: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục
    tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo
    dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
    đánh giá kết quả giáo dục đối với mỗi môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo
    dục phổ thông” (Điều 29, mục II - Luật Giáo dục - 2005). Vai trò của kiểm tra đánh
    giá trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đã được
    khẳng định như một chiến lược, một chính sách giáo dục quốc gia.
    Thực tiễn công tác kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông hiện nay cho ta
    thấy tình trạng đánh đồng việc cho điểm với đánh giá năng lực học sinh; có xu
    hướng chú trọng kiến thức ghi nhớ hơn là rèn kỹ năng và năng lực học sinh; công
    tác kiểm tra, đánh giá chịu sức ép của thi cử và bệnh thành tích; các kết quả kiểm tra
    thường để xếp loại học sinh hơn là tìm ra điểm mạnh yếu của học sinh để giúp học
    sinh tiến bộ và định hướng cho giáo viên trong việc cải tiến nội dung và phương
    pháp giảng dạy; giáo viên và nhà quản lý còn yếu về năng lực đánh giá trong giáo
    dục.
    Các giải pháp cải tiến thực trạng trên đang được tập trung vào các vấn đề lớn
    là: xây dựng cơ chế đào tạo đội ngũ chuyên gia về đánh giá trong giáo dục và bồi
    dưỡng năng lực đánh giá cho giáo viên; tạo sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức đối
    với công tác kiểm tra đánh giá; cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với
    những định hướng của giáo dục Việt Nam.
    5
    Đánh giá trong giáo dục là công cụ để xác định năng lực nhận thức người
    học, điều chỉnh quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để
    đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên việc kiểm tra, đánh giá phải
    chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh,
    khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình
    huống thực tế, làm bộc lộ khả năng của học sinh. Đánh giá không chỉ thực hiện ở
    thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình giáo dục.
    Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập
    của học sinh, ngoài phương pháp đánh giá bằng quan sát và vấn đáp, trong phương
    pháp viết người ta bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm các dạng câu
    hỏi trắc nghiệm khách quan; chú ý hơn tới việc đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri
    thức của học sinh, quan tâm tới việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
    Trên cơ sở nắm chắc kiến thức đo lường và đánh giá trong giáo dục, cần tiến hành
    xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm (gồm cả câu hỏi TNKQ và TL) chuẩn hoá
    cho từng môn học của mỗi cấp học hay bậc học. Sử dụng ngân hàng này, học sinh
    có thể tự ôn tập kiểm tra kiến thức, giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá
    học sinh. Để làm được điều này, phải bắt đầu từ việc đào tạo đội ngũ chuyên gia về
    đánh giá trong giáo dục và bồi dưỡng các kiến thức về khoa học đo lường đánh giá
    trong giáo dục cho giáo viên ở mọi cấp học, bậc học.
    Công cuộc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá ở THPT hiện nay đang được
    ngành giáo dục đặc biệt quan tâm, các giáo viên THPT được tập huấn về đổi mới
    phương pháp kiểm tra đánh giá, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Đa số giáo viên chưa
    có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra đánh giá, phần lớn vẫn quan niệm rằng
    kiểm tra chỉ để cho điểm và xếp hạng học sinh. Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
    do giáo viên soạn không được phân tích, đánh giá nên các đề kiểm tra do giáo viên
    soạn cũng chưa có hiệu quả. Các trường THPT có đội ngũ giáo viên đông đảo giảng
    dạy ở từng bộ môn, nếu có kiến thức chuyên môn sâu sắc cộng với kiến thức về đo
    lường đánh giá, chắc chắn việc cùng nhau góp phần thành lập ngân hàng câu hỏi
    trắc nghiệm dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm
    không khó, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...