Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm - áp dụng ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    4
    MỤC LỤC
    32T DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 32T 1
    32T DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG 32T 2
    32T DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 32T 3
    MỞ ĐẦU 1
    32T 1. Tính cấp thiết của Đề tài 32T 1
    32T 2. Mục tiêu của Đề tài 32T 2
    32T 3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 32T 2
    32T 3.1 Đối tượng nghiên cứu 32T 2
    32T 3.2 Cách tiếp cận 32T 2
    32T 3.3 Phương pháp nghiên cứu 32T 3
    32T 3.4. Phạm vi nghiên cứu 32T . 4
    32T 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 32T . 4
    32T CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ CÔNG TÁC
    QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 32T . 1
    32T 1.1 32T 32T Khái niệm và phân loại làng nghề ở Việt Nam 32T 1
    32T 1.2 32T 32T Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế ở Việt Nam 32T 3
    32T 1.3 32T 32T Làng nghề và những thách thức về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài
    nguyên 32T . 6
    32T 1.4 32T 32T Quản lý môi trường nông thôn ở một số nước trên thế giới 32T 8
    32T 1.4.1. Trung Quốc 32T . 8
    32T 1.4.2. Nhật Bản 32T 11
    32T 1.4.3. Một số nước khác 32T . 12
    32T 1.5 32T 32T Quản lý môi trường và mô hình quản l ý làng nghề 32T 12
    32T 1.5.1. Quản lý môi trường 32T 12
    32T 1.5.2 Các loại mô hình quản lý môi trường làng nghề ở Việt Nam 32T . 14
    32T Kết luận chương 1. 32T . 15
    32T CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ Ô NHIỄM
    MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 32T . 16


    5
    32T 2.1 Công nghệ sản xuất 32T . 16
    32T 2.1.1. Công nghệ sản xuất chế biến 32T 18
    32T 2.1.2. Tổ chức sản xuất và kinh doanh 32T . 21
    32T 2.1.3. Nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào và đầu ra của làng nghề 32T 21
    32T 2.1.4. Tạo cơ sở pháp lý để phát triển làng nghề 32T . 22
    32T 2.2. Hiện trạng môi trường 32T 25
    32T 2.2.1. Nguồn và lượng phát thải 32T . 25
    32T 2.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm 32T 27
    32T CHƯƠNG 3:XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG
    NGHỀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM XÃ VÂN HÀ 32T 32
    32T 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và định hướng phát triển làng nghề chế
    biến lương thực thực phẩm xã Vân Hà 32T 32
    32T 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 32T 32
    32T 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 32T . 36
    32T 3.1.3. Nguồn nhân lực 32T 39
    32T 3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội 32T . 40
    32T 3.1.5. Định hướng phát triển làng nghề xã Vân Hà 32T . 45
    32T 3.2. Dự báo mức ô nhiễm môi trường xã Vân Hà đến năm 2015 32T 46
    32T 3.2.1. Ô nhiễm môi trường nước 32T 46
    32T 3.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí . 48
    32T 3.3. Xây dựng mô hình quản lý môi trường làng nghề xã Vân Hà 32T 50
    32T 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch 32T 50
    32T 3.3.2. Giải pháp về công nghệ 32T 55
    32T 3.3.3. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp l ý 32T 67
    32T 3.3.4. Giải pháp giáo dục 32T . 71
    32T 3.3.5. Giải pháp về quản l ý hành chính và kinh tế 32T . 72
    32T 3.4. 32T 32T Tổ chức thực hiện 32T 78
    32T 3.4.1 Lựa chọn phương án tổ chức mô hình 32T 78
    32T 3.4.2. Thành lập tổ thu gom tự quản (TGTQ) 32T 78


    6
    32T Kết luận chương 3 32T 80
    32T CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32T 82
    32T I- Kết luận : 32T . 82
    32T II- Kiến nghị: 32T 83
    32T TÀI LIỆU THAM KHẢO 32T 84
    32T Tài liệu tiếng Việt 32T 84
    32T Tài liệu tiếng Anh 32T 85
    PHẦN PHỤ LỤC 86


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Hiện nay, nước ta có hơ n 2.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm
    nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh
    dân gian, gỗ, đá . trải dài từ Bắc vào Nam. Nó thể hiện rõ bản sắc cũng như
    đặc trưng diện mạo nông thôn và nhiều đô thị Việt Nam. Những cái nôi của
    làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên -
    Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, BếnTre . Trong những năm qua, các làng nghề
    truyền thống của Việt Nam có tốc độ phát triển khá mạnh mẽ. Nếu như năm
    2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD,
    thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2008, ước tính đạt xấp xỉ 1 tỉ
    USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai
    ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng tỉ USD đều có đóng góp
    rất lớn của các làng nghề. Ước tính các làng nghề Việt Nam đang sử dụng
    trên dưới 1,5 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và từ 4 - 5 triệu lao động thời
    vụ. Rõ ràng làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp giải
    quyết việc làm ở nông thôn. Các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển
    văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa mới cho nông thôn, để nông
    dân "ly nông nhưng không ly hương" và làm giàu trên quê hương mình. P0F
    1

    Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm là một trong năm loại hình
    làng nghề phổ biến ở nước ta. Loại hình làng nghề này là đáp ứng nhu cầu cơ
    bản của con người. Đó là ăn, uống, ở, mặc với sản phẩm là các dạng thực
    phẩm truyền thống của dân tộc như bún, bánh, mỳ, miến, rượu, thịt Loại
    hình làng nghề này đã góp phần làm biến đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế nông thôn,
    giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, cải thiện đời
    1
    Nguồn: http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=117&CategoryID=35&News=1927



    2
    sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi
    trường cần phải giải quyết tại các làng nghề này lại luôn là vấn đề bức thiết
    hơn bao giờ hết, trong đó có làng nghề xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
    Giang. Đây được coi là một điểm nóng về vấn đề ô nhiễm môi trường của
    nước ta.
    Môi trường của xã Vân Hà đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hoạt
    động của khoảng 850 hộ làm nghề nấu rượu và phát trển chăn nuôi ồ ạt quá
    tải do các hộ gia đình tận dụng bã rượu để nuôi lợn. Các chất thải hữu cơ từ
    chăn nuôi cũng như khí thải do sử dụng than bùn để nấu rượu đã và đang ảnh
    hưởng đến sức khoẻ của người dân.
    Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường
    làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm – áp dụng cho xã Vân Hà, huyện
    Việt Yên, Bắc Giang” nhằm đáp ứng mong muốn của người dân, cấp ủy,
    chính quyền địa phương xã Vân Hà cần sớm có giải pháp kịp thời để đảm bảo
    sức khỏe cho người dân và duy trì sự phát triển bền vững của làng nghề.
    2. Mục tiêu của Đề tài
    - Mục tiêu chung: Tăng cường hiệu quả cải thiện môi trường làng nghề ở Việt Nam,
    trong đó có làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.
    - Mục tiêu cụ thể: Đề xuất mô hình quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm,
    đảm bảo phát triển bền vững cho làng nghề chế biến lương thực thực phẩm xã Vân
    Hà, huyện Việt Yên - Bắc Giang.
    3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động quản l ‎ý môi trường làng
    nghề chế biến lương thực, thực phẩm và mô hình quản lý môi trường. Áp dụng cụ
    thể mô hình quản lý môi trường ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    3.2 Cách tiếp cận


    3
    Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm
    của tỉnh, các báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường các làng nghề của các Viện
    và các Trung tâm nghiên cứu. Thu thập phân tích các thông tin về hiện trạng môi
    trường của xã. Thu thập số liệu các yếu tố và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tác
    động tới môi trường của xã.
    Tiếp cận trên quan điểm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
    Dựa vào chủ trương, định hướng của Nhà nước, của tỉnh Bắc Giang, huyện
    Việt Yên về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
    nước.
    Tiếp cận dựa trên nhu cầu cung - cầu về vấn đề giải quyết ô nhiễm và bảo vệ
    môi trường khu vực làng nghề.
    Dựa vào điều kiện kinh tế-văn hóa và xã hội, trình độ quản lý và đặc thù
    vùng nông thôn của xã Vân Hà.
    3.3 Phương pháp nghiên cứu
    + Phương pháp khảo sát thực địa: Điều tra, thu thập số liệu về tình hình sản xuất,
    môi trường của các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm trong xã. Làm việc với
    các cơ quan, ban ngành của xã thu thập số liệu thực tế về phát triển kinh tế xã hội
    từng lĩnh vực là cơ sở phân tích phục vụ cho đánh giá diễn biến môi trường các lĩnh
    vực.
    + Phương pháp quan trắc: Trên cơ sở hiện trạng các ngành kinh tế xã hội của xã,
    huyện, tỉnh lấy mẫu bổ sung, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường của xã.
    + Phương pháp thống kê phân tích số liệu: Thu thập, xử lý và phân tích các số
    liệu khí tượng, thuỷ văn, môi trường và kinh tế xã hội liên quan.
    + Phương pháp liệt kê các nhân tố môi trường bị ảnh hưởng: Đánh giá sơ bộ
    mức độ ảnh hưởng của làng nghề tới từng nhân tố môi trường.
    + Phương pháp mô hình hóa: Đánh giá một cách định lượng diến biến và dự báo
    ô nhiễm môi trường bằng các mô hình toán môi trường.
    + Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tập hợp chuyên
    gia các ngành để xây dựng mô hình quản lý bảo vệ môi trường làng nghề.


    4
    3.4. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu áp dụng cho xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang để rút
    kinh nghiệm và phổ biến cho những khu vực làng nghề chế biến lương thực, thực
    phẩm khác tại nông thôn Việt Nam có điều kiện tương tự.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Bổ sung thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà quản lý, hoạch định
    chính sách cũng như các nhà khoa học trong việc xây dựng và thực hiện chương
    trình bảo vệ môi trường nông thôn. Kết quả của đề tài thành công sẽ thành mô hình
    điểm về công tác quy hoạch bảo vệ môi trường làng nghề.
    - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Kết quả của đề tài là cơ sở để xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ
    môi trường, đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển các làng nghề bền vững
    của tỉnh Bắc Giang.
    Đề tài được thực hiện sẽ góp phần cải thiện môi trường khu vực nông thôn
    cho làng nghề và các vùng phụ cận, bảo vệ môi trường sống, điều kiện sản xuất và
    sức khoẻ cho nhân dân trong xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    Nâng cao trách nhiệm cuả các cấp chính quyền địa phương và nhận thức của
    cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn nói chung và của làng nghề
    nói riêng.
    Đề tài được thực hiện sẽ góp phần cải thiện môi trường khu vực nông thôn
    cho làng nghề và các vùng phụ cận, bảo vệ môi trường sống, điều kiện sản xuất và
    sức khoẻ cho nhân dân trong xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
     
Đang tải...