Luận Văn Nghiên cứu xây dựng hệ thống truy tìm ảnh dựa trên phản hồi thông tin tương tác với người dùng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu xây dựng hệ thống truy tìm ảnh dựa trên phản hồi thông tin tương tác với người dùng


    Truy tìm ảnh dựa trên nội dung (CBIR) có mục đích tìm kiếm các ảnh tương tự trong các cơ sở dữ liệu ảnh số dựa trên việc xử lý các đặc trưng thị giác được rút trích từ các ảnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này đang gặp phải vấn đề về sự khác biệt giữa các đặc trưng thị giác (màu sắc, kết cấu, hình dạng .) và nội dung ngữ nghĩa của ảnh theo nhận thức của con người. Vấn đề này thường được gọi là "semantic gap" trong CBIR, hiện đang là một thử thách trong các hệ thống CBIR hiện hành. Hiện nay, những nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề này thường tập trung vào hai hướng chính: truy tìm ảnh dựa trên vùng và truy tìm ảnh dựa trên phản hồi thông tin tương tác với người dùng.

    Truy tìm ảnh dựa trên vùng là phương pháp tìm kiếm ảnh dựa trên đặc trưng của các vùng ngữ nghĩa trong ảnh gọi là các đối tượng, trong khi cơ chế phản hồi thông tin tương tác cho phép kết hợp các đặc trưng thị giác (gọi là đặc trưng cấp thấp) với cảm nhận của con người về ảnh (gọi là ngữ nghĩa cấp cao) dựa trên các ảnh phản hồi của người dùng. Do đó, phương pháp xây dựng hệ thống truy tìm ảnh trong luận văn sẽ kết hợp cả hai phương pháp nêu trên với mục đích nâng cao sự hiệu quả của hệ thống, góp phần khắc phục vấn đề semantic gap trong CBIR.

    Trong hệ thống được xây dựng, truy tìm ảnh dựa trên vùng tập trung vào vấn đề gắn kết các đối tượng người dùng quan tâm khi thực hiện truy vấn trong cơ sở dữ liệu ảnh với phương pháp học đa thực thể (Multiple Instance Learning - MIL) thông qua cơ chế phản hồi thông tin tương tác để học các vùng ảnh người dùng quan tâm từ các ảnh phản hồi. Bài toán học đa thực thể được giải quyết khi áp dụng lý thuyết One-Class Support Vector Machine với ràng buộc MIL. Thêm vào đó, tiến trình học trong cơ chế phản hồi sẽ kết hợp cả hai tiến trình học ngắn hạn (short-term learning) và tiến trình học dài hạn (long-term learning). Tiến trình học ngắn hạn có mục đích nắm bắt ý định của từng người dùng riêng lẻ khi thực hiện truy vấn ảnh, trong khi tiến trình học dài hạn khai thác các thông tin phản hồi từ nhiều người dùng được lưu lại với mục đích thiết lập mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các ảnh trong cơ sở dữ liệu ảnh.

    Nội dung bao gồm:

    Chương 1. Giới thiệu
    Chương 2. Các nghiên cứu liên quan và hướng tiếp cận của luận văn
    Chương 3. Ứng dụng phuơng pháp học đa thực thể trong truy tìm ảnh dựa trên phản hồi
    Chương 4. Các thành phần của hệ thống
    Chương 5. Thử nghiệm hệ thống
    Chương 6. Kết luận và hướng phát triển
     
Đang tải...