Luận Văn Nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu (không gian kèm thuộc tính) cung cấp thông tin cho công tác quả

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Đầy đủ chi tiết + hình ảnh minh họa, sơ đồ và giao diện thiết kế)


    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


    I/ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TP.ĐÀLẠT :


    1. Điều kiện tự nhiên:

    Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện là Lâm Hà và Đức Trọng.

    Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:

    - Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408m)

    - Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran

    - Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).

    - Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

    Độ cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m

    Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt

    - Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m

    - Bậc địa hình cao Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m)

    - Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 đến 900 m

    Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C

    Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.


    2. Tình hình kinh tế xã hội:

    Đà Lạt có dân số thấp 256.593 người (2009) mật độ 469 người/km².

    Đà Lạt có nhiều thành phần dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khmer , Mường, Nùng, Êđê, Kơ ho, Chàm , M’Nông , Mạ, Châu ro, Chu ru, Giarai, Thổ. Trong đó người Kinh là chiếm đa số.

    Kinh tế xã hội Đà Lạt ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,2%, GDP bình quân đạt 14,4 triệu đồng/người/năm, du lịch - dịch vụ chiếm 73,2% trong cơ cấu kinh tế. Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa

    Về kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa.

    Với chủ trưởng phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Do đó ngành nông nghiệp của thành phố đã đạt được nhiều thành quả : Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm tăng 7,53%. Ngành nông nghiệp có mức tăng giá trị tăng thêm hàng năm 7,88%, đóng góp từ 60-69% GDP (giá SS 1994), là ngành thu hút lực lượng lao động khá lớn khoảng 63%.

    Đà Lạt đã được công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 23/3/2009 theo Quyết định số 373/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ.


    II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:


    Kết cấu hạ tầng đang ngày càng quá tải do sự phát triển của dân số và kinh tế, xã hội. Các nhu cầu của con người ngày càng tăng từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu về môi trường sinh sống. Vì thế các công trình đô thị phải đảm bảo được các đòi hỏi thiết thực của con người nhằm phục vụ cho yêu cầu sống ngày càng cao của con người. Các công trình đô thị phải phát triển sao cho phù hợp với quy mô của đô thị và tốc độ phát triển của đô thị đó đồng thời các công trình đô thị còn phục vụ cho các hoạt động sống, xản xuất, giải trí, sức khoẻ v.v . của con người nên công tác quản lý các công trình đô thị là hết sức quan trọng.

    Do đó việc xây dựng một hệ thống dữ liệu về các công trình đô thị là cần thiết với nhu cầu quản lý đô thị hiện nay. Nó đảm bảo cho việc cung cấp thông tin về các công trình đô thị giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn từ toàn cục đến chi tiết của hệ thống công trình đô thị, để có những hướng phát triển sao cho phù hợp với tương lai của đô thị, và có những chỉ đạo đúng đắn trong việc phát triển các công trình phục vụ cho đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của đô thị.

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    II/ SƠ LƯỢC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP. ĐÀ LẠT:


    Công tác quản lý đô thị của Đà Lạt được tiến hành bởi nhiều cơ quan khác nhau cùng với nhiều phương pháp quản lý và đối tượng quản lý khác nhau. Các thông tin kĩ thuật của công trình chủ yếu dựa trên các hồ sơ sau khi thi công xong công trình, các thông tin pháp lý, chủ yếu dựa vào các quyết định, giấy phép xây dựng, biên bản nghiệm thu công trình v.v

    Chưa có sự thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý này

    Công cụ quản lý còn dùng phương pháp truyền thống. Chủ yếu là dựa vào các hồ sơ giấy, các bản đồ dạng giấy và số, có đơn vị quản lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Do đó gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm, thống kê dữ liệu khi cần.

    Chưa có sự kết nối giữa thuộc tính và không gian của các đối tượng đây chính là sự rời rạc về dữ liệu.

    Có sự trao đổi thông tin qua lại giữa các đơn vị nhưng không thường xuyên do đó không đảm bảo tính thống nhất về dữ liệu. Mất nhiều thời gian khi muốn tìm kiếm các thông tin liên quan. Dữ liệu phân tán ở nhiều nơi do nhiều đơn vị, phòng ban khác nhau quản lý.

    Việc thu thập dữ liệu không tiến hành đồng thời và tiến hành trên nhiều phạm vi nhỏ khác nhau.

    Tạo nên sự thiếu đồng bộ trong khâu quản lý. Gây khó khăn cho công tác xử lý sự cố trên thực tế.


    III/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:


    Phát sinh từ thực trạng quản lý của thành phố về công trình đô thị trong đề tài này em xin trình bày phương án xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ quản lý công trình đô thị. Hệ thống này sẽ khắc phục được phần nào các nhược điểm trên.

    Tin học hóa quy trình quản lý giúp cho công tác quản lý tiến hành thuận tiện

    và nhanh chóng hơn.

    Tìm hiểu công tác quản lý ở các đơn vị và thống nhất chúng thành một mô hình quản lý cho tất cả các đối tượng công trình đô thị.

    Thu thập dữ liệu bao gồm bản đồ (thể hiện vị trí không gian đối tượng) và các thông tin kĩ thuật và thông tin pháp lý về các đối tượng công trình đô thị, nhằm xây dựng một hệ thống dữ liệu thống nhất, đồng bộ về các đối tượng công trình đô thị mà trước đây được quản lý một cách rời rạc.

    Xử lý và tổ chức các thông tin thu thập được thành một hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ, tối ưu và phù hợp với mô hình quản lý sẽ đề ra.

    Kết nối dữ liệu không gian và thuộc tính của các đối tượng giúp cho việc tìm và truy vấn các thông tin về đối tượng thuận tiện và đầy đủ. Không những vậy còn liên kết các đối tượng khác loại lại với nhau nhằm bổ sung thông tin cho nhau.

    Đảm bảo được việc cung cấp các thông tin chính xác và nhanh chóng đến các nhà quản lý nhằm nắm bắt ngay thông tin về công trình đô thị một cách đầy đủ kịp thời ngoài ra còn cung cấp luôn thông tin về các công trình có liên quan nhằm mô phỏng được toàn cục của công trình giúp thuận tiện trong công tác xử lý các tình huống __________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    CHƯƠNG II:

    THỰC TRẠNG CÔNG TRÌNH

    HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TP.ĐÀ LẠT


    I/ GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG TP. ĐÀLẠT VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI :


    1. Các đối tượng hạ giao thông của TP.Đà Lạt bao gồm:

    Thành phố hiện có gần 1.200 tuyến đường giao thông, trong đó có trên 1.000 tuyến đường giao thông nông thôn và giao thông hẻm, với tổng chiều dài trên 570 km, còn lại là đường nội thị và các tuyến đường liên huyện.

    Các tuyến đường cấp tỉnh với tổng chiều dài 284.7 km, trong đó có 170.2 km đường bê tông nhựa, 44 km đường nhựa, 50.5 km đường cấp phối và 20 km đường loại khác.

    Các tuyến đường cấp huyện với tổng chiều dài là 713.71 km trong đó có 448.9 km đường nhựa và bê tông nhựa, 259.3 km đường cấp phối, 29 km đường loại khác.

    Các tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 589 km, trong đó có 377 km đường nhựa và bê tông nhựa, 87 km đường cấp phối, 125 km đường loại khác.

    Ngoài ra còn có 2 tuyến đường quốc lộ là quốc lộ 27 với chiều dài đi qua địa phận là 91 km và quốc lộ 55 với chiều dài qua địa phận là 24 km.

    Kinh phí bảo trì cho các tuyến đường vào khoảng 5.2 tỷ mỗi năm

    Các đối tượng Cơ Sở Hạ Tầng giao thông ( đường bộ) bao gồm :

    + Đường: Là đối tượng đóng vai trò chủ yếu bao gồm có lòng đường , vỉa hè được quản lí bởi phòng quản lý đô thị Thành Phố

    +Cầu : cùng với hệ thống đường nhưng khác nhau về tính chất được quản lý bởi phòng quản lý đô thị Thành Phố.

    + Hệ thống chiếu sáng : vốn nó là một phần của hệ thống điện được quản lý bởi công ty môi trường đô thị Thành Phố Đà Lạt và chịu sự chỉ đạo của điện lực Lâm Đồng.

    +Hệ thống bỉên báo giao thông: được quản lý bởi sở giao thông vận tải

    +Hệ thống đèn giao thông : tại Đà Lạt chưa phát triển hệ thống này.

    Hệ thống thoát nuớc ở đây chủ yếu là thoát nước mưa phục vụ cho công tác chống ngập đường giao thông vào mùa mưa bão bao gồm :

    + Mương tháo nuớc :là đối tượng nhận nước mưa chủ yếu để đưa vào các cống được quản lí bởi công ty cấp thoát nước Thành Phố , phòng quản lý đô thị Thành Phố , ban vệ sinh môi trường Thành Phố.

    +Cống : là đối tượng nhận nước từ mương thoát nước rồi đưa đến các đường cống thoát nước hoặc chia về các hố ga

    + Hố ga là nơi giữ lại rác do nước mưa và nước thải cuốn theo đồng thời chịu trách nhiệm phân bố nước mưa và nước thải ra các đường ống.

    +Cửa thu nước : thu nước đọng trên mặt đường và chia vào các hố ga hoặc mương thoát nước kín

    2. Giới hạn phạm vi đề tài

    Trong phạm vi nhỏ của một đề tài luận văn tốt nghiệp và thời gian tiến hành xây dựng đề tài là không nhiều nên đề tài của em xin giới hạn trong phạm vi các đối tượng đi theo tuyến giao thông: Đường, Vỉa hè, Mương thoát nước, Hệ thống chiếu sáng, Cống dọc/ngang, Hố ga. Và các tuyến giao thông trong thành phố Đà Lạt được sử dụng làm dữ liệu phục vụ cho đề tài là các tuyến giao thông có tương đối đầy đủ các đối tượng trên như: Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thái Học, Đinh Tiên Hoàng, __________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    CHƯƠNG III

    PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


    I/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN DỰA TRÊN NỀN TẢNG GIS


    Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống có khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng____

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    CHƯƠNG IV:

    PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG


    I/ MÔ TẢ DỮ LIỆU:


    Sau khi tìm hiểu công tác quản lý hiện tại của các đơn vị quản lý em đã rút ra được những thông tin đầy đủ để xây dựng một hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc quản lý. Do đó cần phải thống nhất, đồng bộ các thông tin đã thu thập._______

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    CHƯƠNG V : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ


    I/ DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

    1. Sơ đồ dữ liệu đầu vào,,______________

    ______________________________________________________________________________________________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN


    I/ KẾT QUẢ


    Sau hơn hai tháng thực hiện luận văn em đã đạt được một số kết quả như sau:

    Tìm hiểu được quy trình,,___________________

    ______________________________________________________________________________________________________

    II/ HẠN CHẾ

    ______________________________________________________________________________________________________

    III/ KIẾN NGHỊ

    ______________________________________________________________________________________________________

    Phụ Lục



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...