Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương "Dao động và s

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước những điều kiện và thách thức trong giai đoạn mới của đất nước, ngành giáo dục và đào tạo cần phải có những đổi mới thực sự để có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình trong tiến trình đi lên của xã hội. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX và các nghị quyết trung ương của Đảng đã có những khẳng định rõ ràng về vấn đề mà giáo dục phải chăm lo: "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. ". Nhiệm vụ hiện nay của sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tiềm năng trí tuệ, tư duy sáng tạo, năng lực tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết vấn đề để thích ứng được với thực tiễn và cuộc sống hiện tại.
    Muốn đổi mới phương pháp dạy học, trước hết cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, giữ một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo. Trong dạy học, kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh đầy đủ việc dạy của thầy, và việc học của trò, người dạy hoàn thiện quá trình dạy, người học tự đánh giá lại bản thân, các nhà quản lí có cái nhìn khách quan hơn về chương trình cách tổ chức đào tạo.
    Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết trò của mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động lực thúc đẩy họ chăm lo học tập . Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan hơn để từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình cũng như về cách thức tổ chức đào tạo. Nhưng làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một trong những vấn đề mang tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định, không có một phương pháp nào là hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục. Thực tiễn cho thấy, dạy học không nên áp dụng một hình thức thi, kiểm tra cho một môn học mà cần phải phối hợp các hình thức thi mới có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học.
    Các bài thi và kiểm tra viết được chia làm hai loại: loại trắc nhiệm tự luận và loại trắc nghiệm khách quan. Đối với loại trắc nhiệm tự luận, đây là loại mang tính truyền thống, được sử dụng một cách phổ biến trong một thời gian dài từ trước tới nay. Ưu điểm của loại này là nó cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, nó có thể dùng để kiểm tra trình độ tư duy ở trình độ cao. nhưng hạn chế của nó cũng dễ nhận ra là: nó chỉ cho khảo sát một số ít kiến thức trong thời gian nhất định. Hơn nữa việc chấm điểm loại này đòi hỏi nhiều thời gian chấm bài , kết quả thi không có ngay, thiếu khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và do đó trong một số trường hợp không xác định được thực chất trình độ nắm bài của học sinh. Trong khi đó lợi thế của phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khảo sát trên một diện rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính xác. Nó cho phép sử lí kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học. Nhưng việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan là không đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm mất nhiều thời gian.
    Trong mấy năm gần đây, khi nhà nước chủ trương sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào một số kì thi quốc gia quan trọng và sử dụng một phần ở các bậc học, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo quan tâm đến phương pháp này. Các sách cung cấp câu hỏi trắc nghiệm về các môn học (trong đó có môn vật lí) đã và đang xuất hiện nhiều trên thị trường, nhưng phần lớn không đảm bảo chất lượng. Nguyên nhân quan trọng là do trong cộng đồng giáo dục và trong xã hội nước ta chưa có nhiều người hiểu biết về phương pháp trắc nghiệm khách quan. Từ thực tế trên và những nhận thức thu được, đồng thời qua thực tiễn giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương "Dao động và sóng điện từ" ở lớp 12 THPT nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá kết học tập của học sinh THPT 3. Giả thuyết khoa học Nếu có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung kiến thức Vật lí chương "Dao động và sóng điện từ" của lớp 12 THPT thì có thể đánh giá khách quan mức độ chất lượng kiến thức chương "Dao động và sóng điện từ" của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1: Đối tượng nghiên cứu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học vật lí 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương "Dao động và sóng điện từ" của lớp 12 THPT và thực nghiệm trên một số lớp 12 ở một số trường THPT tỉnh Hải Dương 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa trọn - Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí 12 nói chung và chương "Dao động và sóng điện từ" nói riêng. Trên cơ sở đó xác định được mức độ của mục tiêu nhận thức ứng với từng đơn vị kiến thức mà học sinh cần đạt được. - Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Dao động và sóng điện từ " lớp 12 THPT. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn thảo và đánh giá việc học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 6. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nhiên cứu lý luận 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Điều tra, thực nghiệm sư phạm) 3. Phương pháp thống kê toán học 4. Sử dụng phần mềm SPSS For Window 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Đóng góp về mặt khoa học Đề tài nghiên cứu, hệ thống lại các phương pháp kiểm tra đánh giá cách soạn một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương "Dao động và sóng điện từ" của học sinh lớp 12THPT. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá. - Làm tài liệu tham khảo về kiểm tra đánh giá trong bộ môn vật lí ở nhà trường phổ thông. - Mặt khác, bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn này có thể xem như là một hệ thống bài tập mà thông qua đó người học có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình và giáo viên có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc sử dụng bài tập trong dạy học. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học ở trường phổ thông . Chương II: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương. "Dao động và sóng điện từ" Chương III: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...