Báo Cáo Nghiên cứu xây dựng hệ thiết bị phân tích sử dụng kỹ thuật pgnaa với nguồn phát nơtron

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi haiau67, 29/1/15.

  1. haiau67

    haiau67 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dự án hợp tác Vùng Châu Á – Thái Bình Dương (RAS) của IAEA về lĩnh vực NCS triển khai từ năm 2001 đã mang đến nhận thức mới về ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân cho các nước tham gia. Qua 4 khóa năm tài chính (RAS/8/089, RAS/8/094, RAS/8/099 và RAS/8/107), bằng việc chuyển giao kỹ thuật pha sau cao hơn pha trước, khắc phục các hạn chế và mở ra thêm ứng dụng mới, trình độ các nước được nâng lên từ việc tiếp cận, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, đạt đến mức làm chủ và có thể chế tạo ra các thiết bị có tính năng tương tự. Điều mong muốn của sự hợp tác đã trở thành sự thành công của Dự án. Dự án đã viện trợ cho Việt Nam nhiều thiết bị để xây dựng Trung tâm trình diễn Vùng, trong đó có thiết bị đo độ tro theo phương pháp tán xạ ngược gamma và thiết bị đo lỗ khoan thăm dò bằng PGNAA. Năm 2008, Dự án RAS/8/107, IAEA viện trợ nguồn phát nơtron, Việt Nam có trách nhiệm chế tạo hệ đo độ tro đống than bằng kỹ thuật PGNAA. Kỹ thuật phân tích bằng phương pháp kích hoạt nơtron-gamma tức thời (PGNAA) là một trong những kỹ thuật phân tích tiên tiến. Ưu điểm của phương pháp đo này là phân tích nhanh, kết quả khá chính xác, không phải gia công mẫu, quá trình phân tích không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường, và phân tích được hầu hết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thiết bị phân tích độ tro than sử dụng kỹ thuật PGNAA với nguồn phát nơtron”, triển khai từ tháng 4/2009, hoàn thành tháng 9/2011 đã thành công trong việc xác định nhanh độ tro than.
    Hệ đo PGNAA phân tích độ tro than có các thông số kỹ thuật chính sau đây: Kết quả xác định độ tro có sai số tuyệt đối nhỏ hơn 1%; Sử dụng nguồn nơtron Cf-252 có cường độ là 0,85 x 106 n/s; sử dụng đầu thu BGO kích thước 51 x 51mm do hãng REXON chế tạo, ADC có độ phân giải 2000 kênh; Thời gian phân tích mẫu than là 600s – 1000s; Khối lượng mẫu than phân tích là 700 kg; Hệ đo kết nối với máy tính qua cổng USB, chạy trên môi trường Win XP; Liều bức xạ gây bởi nơtron và gamma ở xung quanh hệ đo nhỏ hơn nhiều so với mức liều cho phép theo quy định của IAEA (Liều được phép đối với người làm việc trong môi trường phóng xạ là 5 àSv/h);
    Đề tài đã xây dựng được các quy trình: Quy trình phân tích độ tro than; quy trình lập đường chuẩn, làm mẫu chuẩn và viết hướng dẫn sử dụng thiết bị. Có hai bài báo đã được đăng tải trên Tạp chí Hoạt động khoa học – Bộ KHCN và Tạp chí Nuclear Science and Technology – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
    Hệ thiết bị phân tích độ tro than bằng PGNAA trong phòng thí nghiệm, cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ để đồng thời với việc xác định độ tro, xác định được hàm lượng các nguyên tố, độ ẩm, chất bốc và nhiệt lượng của than, mở rộng cho các loại đối tượng đo khác và cải hoán thiết bị phòng thí nghiệm thành thiết bị phân tích hiện trường. Từng bước hoàn thiện các kỹ thuật trên, làm cho thiết bị PGNAA ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu khó tính của các ngành công nghiệp. Chính vì ưu điểm nổi bật của PGNAA nên nhất định các thiết bị sử dụng kỹ thuật PGNAA sẽ phát triển để đáp ứng nhu cầu tự động hoá trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam.

    PHẦN I - MỞ ĐẦU
    1
    PHẦN II - LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
    THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THEO PHƯƠNG PHÁP PGNAA
    5
    I
    HỆ THIẾT BỊ SỬ DỤNG KỸ THUẬT KÍCH HOẠT NƠTRON
    5
    1
    Các kỹ thuật sử dụng nguồn nơtron
    5
    2
    Nguồn phát Nơtron
    7
    II
    CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH THAN
    10
    1
    Kỹ thuật huỳnh quang tia X
    10
    2
    Kỹ thuật đo gamma tự nhiên
    11
    3
    Kỹ thuật đo gamma truyền qua
    11
    4
    Kỹ thuật đo gamma truyền qua 2 năng lượng
    11
    5
    Kỹ thuật đo gamma tán xạ ngược
    12
    6
    Kỹ thuật tán xạ Nơtron
    12
    7
    Kỹ thuật phân tích kích hoạt nơtron gamma tức thời
    13
    III
    ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PGNAA TRONG NGÀNH THAN
    14
    1
    Các loại thiết bị sử dụng kỹ thuật PGNAA
    14
    2
    So sánh kỹ thuật PGNAA với một số kỹ thuật khác
    14
    3
    Tình hình nghiên cứu chế tạo thiết bị PGNAA ở Việt Nam
    15
    4
    Thiết bị phân tích đống PGNAA theo cấu hình của IAEA
    16
    PHẦN III - NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM
    CHẾ TẠO THIẾT BỊ PGNAA PHÂN TÍCH ĐỘ TRO THAN
    19
    I
    THIẾT KẾ HỆ PHÂN TÍCH ĐỘ TRO THAN PGNAA
    19
    1.1
    Cấu hình chung của các thiết bị/máy đo hạt nhân
    19
    1.2
    Nguồn phát nơtron trong hệ đo chế tạo
    21
    II
    THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỘP CHỨA NGUỒN VÀ THÙNG ĐO
    23
    2.1
    Thiết kế hệ chứa nguồn và thùng đo
    23
    2.2
    Chế tạo hộp chứa nguồn và thùng đo
    28
    - 4 -
    2.3
    Nạp nguồn phóng xạ vào hộp chứa nguồn
    32
    III
    CHẾ TẠO CÁC KHỐI ĐIỆN TỬ CỦA HỆ PHÂN TÍCH
    33
    3.1
    Detector BGO.
    33
    3.2
    Tiền khuếch đại
    34
    3.3
    Khuếch đại phổ – AMP
    34
    3.4
    Thiết kế và lắp ráp bộ phân tích biên độ đa kênh – MCA
    38
    3.5
    Phần mềm xử lý tín hiệu biến đổi đa kênh (MCA)
    42
    IV
    CHẾ TẠO MẪU THAN CHUẨN CHO HỆ ĐO
    42
    V
    ĐÁNH GIÁ AN TOÀN BỨC XẠ HỆ ĐO
    45
    PHẦN IV – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    48
    I
    LỚP CHẮN BỨC XẠ GIỮA NGUỒN VÀ ĐẦU THU
    48
    1.1
    Chọn vật liệu che chắn
    48
    1.2
    Lựa chọn cấu hình
    49
    1.3
    So sánh phổ CẤU HÌNH I và CẤU HÌNH V
    53
    1.4
    Lựa chọn lớp chắn tối ưu cho CẤU HÌNH ĐO
    54
    1.5
    Xác định khối lượng than thích hợp theo cấu hình đo
    55
    II
    CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ PHỔ PGNAA
    57
    2.1
    Xây dựng thư viện vạch năng lượng phổ PGNAA của than
    57
    2.2
    Chuẩn năng lượng
    59
    2.3
    Lưu đồ phần mềm
    63
    2.4
    Mô tả các chức năng chính trong chương trình
    64
    III
    XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM ĐƯỜNG CHUẨN ĐỘ TRO
    66
    3.1
    Phương pháp luận
    67
    3.2
    Xây dựng đường chuẩn độ tro
    68
    3.3
    Số liệu thực nghiệm
    69
    3.4
    Kết quả đo xác định độ tro than
    74
    3.5
    Tính sai số kết quả đo
    76
    3.6
    Quy trình làm đường chuẩn
    79
    IV
    MỘT SỐ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA HỆ ĐO
    79 - 5 -
    PHẦN V – KẾT LUẬN
    80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    84
    PHẦN PHỤ LỤC
    1
    Phụ lục 1.1 Phần mềm xử lý tín hiệu biến đổi đa kênh – MCA.
    87
    2
    Phụ lục 1.2 DÙNG PHẦN MỀM MOCA ĐỂ MÔ PHỎNG XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀY BÃO HÒA MẪU THAN CHO HỆ ĐO PGNAA.
    94
    3
    Phụ lục 1.3 Hướng dẫn sử dụng.
    103
    4
    Phụ lục 1.4 Quy trình làm đường chuẩn.
    111
    PHỤ LỤC 2 – VĂN BẢN LIÊN QUAN
    1
    Quyết định số 1473/QĐ-BHKCN, V/v phê duyệt giao thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ năm 2009-2010.
    2
    Số 03/09/HĐ/ĐT, ngày 03 tháng 8 năm 2009, Hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ.
    3
    Quyết định số 3058/QĐ-BKHVN V/v chỉnh sửa tên và gia hạn thời gian thực hiện đề tài.
    4
    Biên bản xác nhận tài chính.
    5
    Quyết định số 49/ QĐ-BKHCN, ngày 17/11/2012, V/v thành lập Hội đồng KHCN đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Bộ.
    6
    Biên bản đánh giá kết quả đề tài KHCN cấp Bộ, ngày 22/3/2012 của Hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ.
     
Đang tải...