Thạc Sĩ Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nghiên cứu Đề tài
    Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
    một trong những ngành chính tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
    cuộc sống cho người dân nông thôn. Trong những năm vừa qua ngành chăn
    nuôi đạt được một số kết quả về mức độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong
    nông nghiệp tăng dần. Chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành
    và phát triển, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những tồn tại như chăn nuôi ở quy mô
    nhỏ, phân tán và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do
    giá thức ăn chăn nuôi cao hơn từ 10 đến 15% so với các nước trong khu vực,
    hệ số sử dụng thức ăn chăn nuôi thấp, chi phí thú y còn ở mức cao .); dịch
    bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm
    soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường
    đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập; chất lượng và
    vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
    Theo định hướng Chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2020
    đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg
    ngày 16 tháng 1 năm 2008, năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp dự
    kiến sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38%, năm 2020 là 42%,với tốc độ tăng
    trưởng đạt 6 - 7%/năm.
    Ngoài ra, theo mục tiêu phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2015: đàn
    bò sữa đạt 200.000 con, cung cấp 350.000 tấn sữa, đáp ứng 30% nhu cầu trong
    nước; sẽ có 9,0 triệu con bò thịt, đạt 310.000 tấn thịt; đàn trâu sẽ là 3,1 triệu con
    với 72.800 tấn thịt; đàn lợn lớn nhất với 36,9 triệu con, 4,2 triệu tấn thịt, đàn gia
    cầm lên đến 397,3 triệu con, đạt 2,256 triệu tấn thịt.
    Bên cạnh đó, với sự tăng trưởng đều của nền kinh tế Việt Nam, thu
    nhập bình quân đầu người cũng liên tục gia tăng hàng năm, dẫn tới cơ cấu
    tiêu dùng thực phẩm của dân cư cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ lệ
    tiêu thụ gia súc, gia cầm. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi theo
    phân tích ở trên dẫn tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cũng tăng
    trưởng theo. Thực tế những năm vừa qua cho thấy nhu cầu TĂCN tăng
    khoảng 7%-8% một năm, cụ thể là năm 2008 nhu cầu TĂCN là 14,6 triệu
    tấn, ước tính năm 2010 nhu cầu khoảng 18,6 triệu tấn và đến năm 2015 là 2
    Đối với TĂCN thành phẩm, do nguồn cung TĂCN sản xuất trong nước
    mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nên khối lượng còn lại phải nhập khẩu. Bên
    cạnh đó, ngành TĂCN cũng phải nhập khẩu lượng nguyên liệu đầu vào cho sản
    xuất là khá lớn. Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 70%
    so với nhu cầu, số còn lại khoảng 30% phải nhập khẩu (trong đó khoảng 20%
    nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 60%-70% thức ăn
    giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia là phải nhập khẩu). Theo số liệu thống kê,
    kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu về Việt Nam liên tục tăng trong
    những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 3% so với năm
    2008, tăng 52% so với năm 2007 và tăng tới 144% so với năm 2006.
    Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng ngành sản xuất TĂCN đang
    gặp phải nghịch lý khi không chủ động được nguồn nguyên liệu chủ chốt có
    nguồn gốc từ nông nghiệp như ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, thức ăn thô
    xanh . hầu hết các loại thức ăn bổ sung, vitamin, bột xương đều phải nhập khẩu
    với giá cao. Hiện cả nước có khoảng trên 200 doanh nghiệp sản xuất TĂCN với
    công suất khoảng 13,5 triệu tấn/năm, trong đó trên 97% doanh nghiệp tư nhân
    và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm
    khoảng 3%.
    Do không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN và phụ thuộc
    nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến giá TĂCN của Việt Nam liên
    tục tăng cao trong những năm gần đây vì phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá
    nguyên liệu thế giới, đây cũng là nguyên nhân làm cho giá cả thị trường thực
    phẩm tăng cao.
    Theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 hướng
    dẫn thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 và Thông
    tư số 122/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC về việc
    thực hiện bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ; Theo Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg
    ngày 29 tháng 9 năm 2009 về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực
    hiện bình ổn giá, mặt hàng TĂCN nằm trong danh mục mặt hàng, dịch vụ thực
    hiện bình ổn giá. Tuy nhiên xét về mặt dài hạn, để bình ổn thị trường, ổn định
    giá cả ở mức hợp lý thì phải có các biện pháp nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế,
    giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
    Việc đề xuất và nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp
    phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan
    trọng đối với việc bình ổn thị trường thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu
    của Đề tài là cơ sở giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ 3
    chế, chính sách, giải pháp nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển của
    ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020, điều này cũng là căn cứ cho các
    doanh nghiệp trong ngành TĂCN xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh,
    đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh trang, giảm giá thành sản phẩm
    nhằm phục vụ tốt nhu cầu thị trường, hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước
    phát triển, đồng thời góp phần bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu
    như nông sản thực phẩm
    2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến
    mặt hàng TĂCN như:
    - Chương trình hợp tác với Bỉ về nghiên cứu thức ăn gia súc invitro và
    insacco, 2001.
    - Viện Chăn Nuôi, Dự án Nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu tại
    chỗ làm thức ăn gia súc và phân tích hệ thống chăn nuôi bền vững
    (SAREC/SIDA), 2002
    - Viện Chăn nuôi, Dự án "Tăng cường sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm
    nông nghiệp làm thức ăn gia súc Việt Nam” (NUFU Nauy), 2004
    - Th s. Lê Thị Thanh Lan, “Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở
    vùng Đông Nam bộ, 2005 – 2010.
    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “ Đề án phát triển chăn nuôi
    giai đoạn 2006 – 2010”.
    - Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO),
    Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD),
    “Báo cáo thường niên Ngành hàng TĂCN Việt Nam năm 2008 và triển vọng
    2009”.
    - Định hướng Chiến lược phát triển của Ngành chăn nuôi đến năm 2020
    (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg
    ngày 16 tháng 1 năm 2008).
    Các nghiên cứu đã cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh khá
    rõ nét về thực trạng phát triển của ngành chăn nuôi và sản xuất TĂCN của
    Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về định hướng phát
    triển thị trường TĂCN Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Do đó, việc đề
    xuất nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị 4
    trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam” mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về
    mặt lý luận và thực tiễn.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài.
    - Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam (chủ yếu đánh giá chăn
    nuôi lợn, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm) trong giai đoạn vừa qua và định
    hướng trong thời gian tới để qua đó thấy được tiềm năng và nhu cầu phát triển
    thị trường TĂCN.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường
    tiêu thụ, tổ chức quản lý hệ thống phân phân phối, đồng thời đánh giá những yếu
    tố ảnh hưởng đến thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam.
    - Làm rõ xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển thị
    trường TĂCN ở Việt Nam.
    4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của ngành chăn nuôi
    dẫn tới nhu cầu về TĂCN, tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường, tiêu
    thụ, hệ thống phân phối và xu hướng phát triển của ngành giữa sản xuất
    TĂCN trong mối tương quan với sự phát triển của ngành chăn nuôi, từ đó xác
    định rõ đối tượng nghiên cứu của Đề tài là thị trường và hệ thống phân phối
    TĂCN tại Việt Nam.
    - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chung
    là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cụ thể đến khái quát,
    Đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp, mô
    hình hóa, khảo sát thực tế, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia vào việc nghiên cứu và
    triển khai thực hiện Đề tài.
    Ngoài ra, Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán học thông qua
    kỹ thuật lọc dữ liệu trong Excel để xử lý số liệu báo cáo thu thập được làm
    cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá về mặt định lượng và định tính.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Thị trường TĂCN của Việt Nam và một số nước được
    lựa chọn để nghiên cứu kinh nghiệm.
    + Về thời gian: Nghiên cứu thị trường TĂCN giai đoạn 2000 - 2010 đưa
    ra giải pháp phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    5. Kết cấu của Đề tài
    Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Thực trạng ngành chăn nuôi ở Việt Nam
    Chương 2: Thực trạng về thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi ở
    Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...