Tiến Sĩ Nghiên cứu xây dựng định mức năng lượng bằng phương pháp phân tích đường bao áp dụng cho nhà máy nhi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG BAO ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI VIỆT NAM

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . iii
    MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA . vi
    MỤC LỤC BẢNG . viii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 4
    6. BỐ CỤC LUẬN ÁN . 4
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG . 6
    1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊNH MỨC . 6
    1.1.1 Khái niệm định mức . 6
    1.1.2 Khái niệm định mức năng lượng 8
    1.1.3 Lợi ích của định mức năng lượng trong quản lý 9
    1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỨC NĂNG LƯỢNG 13
    1.2.1 Bước 1: Chuẩn bị 14
    1.2.2 Bước 2: Thực hiện định mức năng lượng . 14
    1.2.3 Bước 3: Đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng tại đơn vị so với định mức 15
    1.3 CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG 17
    1.4 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
    BẰNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN 20
    1.4.1 Phương pháp bình phương cực tiểu (OLS) 23
    1.4.2 Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) . 25
    1.4.3 Phương pháp phân tích đường bao (DEA) . 25
    1.4.4 Phương pháp Xử lý yếu tố tự do Hull (FDH) . 27
    1.4.5 So sánh các phương pháp tính định mức theo hướng xây dựng đường chuẩn . 27
    1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
    ĐƯỜNG BAO (Data Envelopment Analysis – DEA) 29
    1.5.1 Quá trình phát triển của phương pháp phân tích đường bao 29
    1.5.2 Một số ứng dụng của phương pháp phân tích đường bao trong xây dựng định
    mức năng lượng 30
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG BAO TRONG XÂY
    DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG 37
    2.1 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN
    TÍCH ĐƯỜNG BAO . 37
    iv
    2.1.1 Nguyên tắc xây dựng định mức bằng phương pháp phân tích đường bao . 37
    2.1.2 Tính giá trị định mức bằng phương pháp phân tích đường bao [74] . 41
    2.2 CÁC MÔ HÌNH GIẢI BÀI TOÁN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG
    BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG BAO . 45
    2.2.1 Mô hình CCR[74] . 45
    2.2.2 Mô hình BCC . 52
    2.2.3 So sánh mô hình CCR và mô hình BCC 55
    2.2.4 Đánh giá các đề xuất cải tiến từ hai mô hình CCR và BCC . 57
    2.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÀI TOÁN TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ CẢI TIẾN
    THEO ĐIỀU KIỆN ĐỊNH HƯỚNG YẾU TỐ CẢI TIẾN . 58
    2.3.1 Bài toán cải tiến cho mô hình CCR 59
    2.3.2 Bài toán cải tiến cho mô hình BCC 61
    2.4 MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG BẰNG
    PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG BAO 63
    2.4.1 Mức độ ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến hiệu quả sử dụng năng lượng . 63
    2.4.2 Mục tiêu xây dựng định mức năng lượng theo định hướng đầu vào hay định
    hướng đầu ra 63
    2.4.3 Lựa chọn số lượng biến cho mô hình tính toán định mức năng lượng 63
    2.4.4 Thử nghiệm với nhiều mô hình 64
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64
    CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG CHO CÁC NHÀ
    MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI VIỆT NAM . 66
    3.1 LỰA CHỌN BIẾN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ
    MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI VIỆT NAM 66
    3.1.1 Giới thiệu về đặc điểm nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam 66
    3.1.2 Đặc thù tiêu hao năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam 68
    3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà máy nhiệt
    điện than Việt Nam 70
    3.1.4 Xác định các biến sử dụng để xây dựng định mức năng lượng cho nhà máy
    nhiệt điện than Việt Nam . 72
    3.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 75
    3.2.1 Mẫu phiếu khảo sát . 75
    3.2.2 Khảo sát và tổng hợp dữ liệu thu thập 76
    3.3 KIỂM ĐỊNH TÍNH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐƯA VÀO TÍNH
    ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG CHO CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN VIỆT
    NAM 79
    3.4 TÍNH TOÁN ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG CHO CÁC NHÀ MÁY NHIỆT
    ĐIỆN THAN VIỆT NAM . 81
    3.4.1 Tính định mức năng lượng theo mô hình CCR_Năm 2011 . 81
    v
    3.4.2 Tính định mức năng lượng nhà máy nhiệt điện than Việt Nam theo mô hình
    BCC_Năm 2011 95
    3.4.3 Tính định mức năng lượng nhà máy nhiệt điện than Việt Nam theo chuỗi số
    liệu_Năm 2005-2011 . 98
    3.5 TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN
    CHO CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN VIỆT NAM . 105
    3.5.1 Tính toán giá trị định mức năng lượng đề xuất cải tiến cho các nhà máy nhiệt
    điện than Việt Nam_ Số liệu năm 2011 . 106
    3.5.2 Tính toán giá trị định mức năng lượng đề xuất cải tiến cho các nhà máy nhiệt
    điện Than Việt Nam theo chuỗi số liệu năm 2005-2011 . 116
    3.5.3 Phân tích các đề xuất cải tiến trong hai trường hợp tính toán với số liệu một
    năm 2011 và chuỗi số liệu 2005-2011 . 120
    3.6 TÍNH TOÁN ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG CHO CÁC NHÀ MÁY NHIỆT
    ĐIỆN THAN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỰ THAM GIA CỦA MỘT
    SỐ NHÀ MÁY TRÊN THẾ GIỚI 122
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 130
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 132
    4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 132
    4.1.1 Lý thuyết 132
    4.1.2 Áp dụng thực tế 133
    4.2 BÀN LUẬN . 135
    KẾT LUẬN 138
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 139
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 145
    PHỤ LỤC 146
    vi
    MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA
    Hình 1. 1: Định mức năng lượng 9
    Hình 1. 2: Danh sách xếp hạng 10 công cụ quản lý được ưa dùng [25] 10
    Hình 1. 3: Nhãn chứng nhận tiết kiệm năng lượng Energy Star 11
    Hình 1. 4: Tổng hợp các lợi ích khi thực hiện định mức năng lượng 13
    Hình 1. 5: Các bước chính trong xây dựng định định mức năng lượng . 13
    Hình 1. 6: Sơ đồ quy trình xây dựng định mức năng lượng . 16
    Hình 1. 7: Các hướng xây dựng định mức năng lượng 17
    Hình 1. 8: Ví dụ định mức năng lượng lò hơi theo hướng phân tích điểm chuẩn quy
    trình . 18
    Hình 1. 9: Trang dữ liệu đầu vào của mô hình Energy Star định chuẩn NL cho tòa
    nhà tại Mỹ . 21
    Hình 1. 10: Xếp hạng các nhà máy xi măng tại Canada 22
    Hình 1. 11: Xác định định mức năng lượng theo hướng xây dựng đường chuẩn 23
    Hình 1. 12: Sơ đồ quy trình thực hiện định mức bằng phương pháp bình phương cực
    tiểu 24
    Hình 1. 13: Đường định mức theo phương pháp phân tích đường bao 26
    Hình 1. 14: Đường định mức theo phương pháp FDH . 27
    Hình 1. 15: Sự tăng trưởng các nghiên cứu ứng dụng phương pháp DEA 34
    Hình 2. 1 Đường đồng lượng trong sản xuất 37
    Hình 2. 2 Đường định mức theo phương pháp phân tích đường bao . 38
    Hình 2. 3 Quá trình thay đổi đường định mức trong phương pháp DEA . 39
    Hình 2. 4 Xây dựng định mức cho 9 nhà máy dệt 43
    Hình 2. 5 Ví dụ dạng đường định mức theo mô hình CCR 46
    Hình 2. 6 Ví dụ đường định mức theo mô hình BCC 53
    Hình 2. 7 Kiến nghị cải tiến hướng tâm . 57
    Hình 2. 8 Kiến nghị cải tiến theo định hướng yếu tố đầu vào 58
    Hình 3. 1 Sơ đồ thiết bị nhà máy nhiệt điện . 66
    Hình 3. 2 Sơ đồ dòng năng lượng chính trong nhà máy nhiệt điện than 69
    Hình 3. 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng trong NMNĐ
    than . 73
    Hình 3. 4 Mô hình nghiên cứu xây dựng định mức năng lượng NMNĐ than . 74
    Hình 3. 5 Sản lượng của các nhà máy nhiệt điện trong các năm 2005-2011 . 77
    Hình 3. 6 Tỷ lệ phát điện của các nhà máy nhiệt điện than năm 2011 . 78
    Hình 3. 7 Lượng than tiêu thụ tại các nhà máy nhiệt điện than từ năm 2005-2011 . 78
    Hình 3. 8 Lượng dầu tiêu thụ tại các nhà máy nhiệt điện than từ năm 2005-2011 79
    Hình 3. 9 Kết quả tính định mức năng lượng NMNĐ Than Việt Nam 2011 . 85
    Hình 3. 10 Kết quả tính định mức năng lượng NMNĐ Than Việt Nam
    2011_Trường hợp 1 87
    Hình 3. 11 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và Trường hợp 1 . 88
    vii
    Hình 3. 12 Kết quả tính chỉ số hiệu quả tổng hợp NMNĐ Than Việt Nam
    2011_Trường hợp 2 89
    Hình 3. 13 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và Trường hợp 2 . 90
    Hình 3. 14 Kết quả tính chỉ số hiệu quả tổng hợp NMNĐ Than Việt Nam
    2011_Trường hợp 3 91
    Hình 3. 15 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và Trường hợp 3 . 92
    Hình 3. 16 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và 3 trường hợp xem
    xét . 93
    Hình 3. 17 So sánh giá trịnh định mức năng lượng theo CCR và theo BCC . 97
    Hình 3. 18 Lượng nhiệt lượng tiêu thụ tại các NMNĐ than_2005-2011 . 99
    Hình 3. 19 Sản lượng điện các NMNĐ than_2005-2011 . 99
    Hình 3. 20 Tỷ lệ số mẫu được khảo sát trong các năm 99
    Hình 3. 21 Giá trị tính định mức năng lượng_NMNĐ Formosa 102
    Hình 3. 22 Kết quả chỉ số hiệu quả tổng thể trong các năm 2005-2011 của nhóm 4
    nhà máy cũ 103
    Hình 3. 23 Giá trị chỉ số hiệu quả tổng thể trong các năm 2005-2011 của nhóm 4
    nhà máy mới . 103
    Hình 3. 24 Kết quả tính định mức năng lượng theo mô hình CCR và CCR cải tiến_
    _Năm 2011 . 108
    Hình 3. 25 Tiềm năng cải tiến từ kiến nghị tính định mức năng lượng_CCR . 120
    Hình 3. 26 Kết quả tính định mức năng lượng NMNĐ than Thế giới và Việt Nam
    126
    Hình 3. 27 Tỷ lệ cải tiến tại NMNĐ Việt Nam trong hai trường hợp tính định mức
    năng lượng điều kiện so sánh với Thế Giới và so sánh chỉ trong Việt Nam 129
    viii
    MỤC LỤC BẢNG
    Bảng 1. 1: So sánh các hướng định chuẩn năng lượng . 20
    Bảng 1. 2. So sánh các phương pháp xây dựng định mức theo hướng xây dựng
    đường chuẩn 28
    Bảng 2. 1 Giá trị đầu vào và đầu ra cho 9 nhà máy dệt . 43
    Bảng 2. 2 Thông số đầu vào và đầu ra của 12 đơn vị 44
    Bảng 2. 3 Kết quả tính toán định mức của các đơn vị . 44
    Bảng 2. 4 So sánh kết quả tính toán bằng trọng số cố định và biến đổi . 45
    Bảng 2. 5 Mối quan hệ tương ứng giữa mô hình tuyến tính và mô hình đối ngẫu
    [74] . 48
    Bảng 2. 6 Mối quan hệ tương ứng giữa mô hình BCC ban đầu và mô hình đối ngẫu . 54
    Bảng 3. 1 Các thông số cần thu thập để tính toán định mức năng lượng cho NMNĐ
    than 75
    Bảng 3. 2 Danh sách các nhà máy tiến hành khảo sát . 77
    Bảng 3. 3 Số liệu khảo sát nhà máy Uông Bí 1 trong các năm 2005-2011 . 80
    Bảng 3. 4 Kết quả tính toán hồi quy 81
    Bảng 3. 5 Kết quả đánh giá mức quan hệ của các biến độc lập 81
    Bảng 3. 6 Kết quả đánh giá mức quan hệ của các biến phụ thuộc 81
    Bảng 3. 7 Bảng số liệu đầu vào tính toán định mức năng lượng nhà máy nhiệt điện
    than năm 2011 . 83
    Bảng 3. 8 Kết quả tính định mức năng lượng nhà máy nhiệt điện than năm 2011 . 84
    Bảng 3. 9 Kết quả tính định mức năng lượng NMNĐ than năm 2011_Trường hợp 1 . 86
    Bảng 3. 10 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và Trường hợp 1 88
    Bảng 3. 11 Kết quả tính chỉ số hiệu quả tổng hợp NMNĐ than năm 2011_Trường
    hợp 2 89
    Bảng 3. 12 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và Trường hợp 2 90
    Bảng 3. 13 Kết quả tính chỉ số hiệu quả tổng hợp NMNĐ than năm 2011_Trường
    hợp 3 91
    Bảng 3. 14 So sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp Trường hợp cơ sở và Trường hợp 3 92
    Bảng 3. 15 Tổng hợp kết quả so sánh chỉ số hiệu quả tổng hợp . 93
    Bảng 3. 16 Giá trị định mức năng lượng của các NMNĐ than Việt Nam theo CCR . 94
    Bảng 3. 17 Giá trị tính định mức năng lượng của các NMNĐ than Việt Nam theo
    BCC . 96
    Bảng 3. 18 Giá trị tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các NMNĐ than Việt Nam
    2005_2011 theo CCR 101
    Bảng 3. 19 Kết quả tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các NMNĐ than Việt Nam
    2005_2011 theo BCC 105
    Bảng 3. 20 Bảng yêu cầu trong cải tiến tại các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam . 106
    Bảng 3. 21 Giá trị tính toán theo mô hình cải tiến trong các NMNĐ than Việt Nam_
    năm 2011 . 107
    ix
    Bảng 3. 22 Kết quả tính định mức năng lượng theo mô hình CCR và CCR cải
    tiến_Năm 2011 108
    Bảng 3. 23 Các trọng số tham khảo từ mô hình cải tiến NMĐ than _Năm 2011 . 109
    Bảng 3. 24 Nhiệt lượng than và dầu đề xuất cải tiến tại các nhà máy nhiệt điện than
    Việt Nam_số liệu tính toán năm 2011 . 111
    Bảng 3. 25 Số liệu đầu vào tính toán kiểm tra các đề xuất cải tiến NMNĐ than Việt
    Nam_Năm 2011 . 112
    Bảng 3. 26 Kết quả tính định mức năng lượng_CCR NMNĐ Than với số liệu cải
    tiến_Năm 2011 113
    Bảng 3. 27 Tổng hợp giá trị nhiệt lượng cần cải tiến tại NMNĐ than _Năm 2011 114
    Bảng 3. 28 Giá trị định mức năng lượng cải tiến tại các NMNĐ than Việt Nam
    _Năm 2011 115
    Bảng 3. 29 Thứ tự các NMNĐ than có hiệu sử dụng năng lượng tốt nhất ở Việt
    Nam _Năm 2011 116
    Bảng 3. 30 Giá trị định mức năng lượng theo mô hình cải tiến _Năm 2005-2011 . 117
    Bảng 3. 31 Tập tham khảo cho các NMNĐ than năm 2011 với kết quả tính toán
    định mức năng lượng theo chuỗi số liệu _Năm 2005-2011 118
    Bảng 3. 32 Giá trị nhiệt lượng than và dầu đề xuất cải tiến tại NMNĐ than năm
    2011 theo kết quả tính định mức năng lượng_Năm 2005-2011 119
    Bảng 3. 33 So sánh giá trị nhiệt lượng than và dầu đề xuất cải tiến . 120
    Bảng 3. 34 Kết quả tính định mức năng lượng cho 12 NMNĐ than Việt Nam 122
    Bảng 3. 35 Số liệu các NMNĐ than Thế giới và Việt Nam tham gia xây dựng định
    mức năng lượng . 124
    Bảng 3. 36 Kết quả tính định mức năng lượng NMNĐ than Thế giới và Việt Nam 125
    Bảng 3. 37 So sánh kết quả tính định mức năng lượng NMNĐ than Việt Nam trong
    điều kiện tính cùng NMNĐ Thế giới và điều kiện tính riêng Việt Nam . 127
    Bảng 3. 38 Kết quả tính định mức năng lượng theo CCR cải tiến NMNĐ than Việt
    Nam trong điều kiện tính cùng NMNĐ Thế giới 128
    Bảng 3. 39 Giá trị cần cải tiến của các NMNĐ than Việt nam trong trường hợp so
    sánh với Thế Giới 129
    Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả các trường hợp tính định mức năng lượng NMNĐ Than
    Việt Nam 134
    Bảng 4.2 Thứ tự các NMNĐ có chỉ số hiệu quả tổng hợp trong sử dụng NL tốt nhất
    ở Viêt Nam 134
    Bảng 4. 2 Bài toán tính định mức năng lượng và tính đề xuất cải tiến cho NMNĐ
    than Việt Nam 136
    x
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    Thứ tự Chữ viết tắt Ý nghĩa đầy đủ
    1 AEMAS Hệ thống quản lý năng lượng ASEAN
    2 ANSI Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (American National
    Standards Institute)
    3 BCC Mô hình bài toán tính định mức theo quy mô do ba nhà bác học
    Banker - Charner – Cooper xây dựng
    4 CCR Mô hình bài toán tính định mức không theo quy mô do ba nhà
    bác học Charnes – Cooper – Rhodes xây dựng
    5 CDM Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)
    6 DEA Phương pháp phân tích đường bao_ data envelopment analysis
    7 EPA Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ
    8 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
    9 GEF Quỹ môi trường toàn cầu
    10 MSE Hệ thống quản lý năng lượng (Management System for Energy)
    11 NL Năng lượng
    12 NMNĐ Nhà máy nhiệt điện
    13 TEM Hệ thống quản lý năng lượng tổng thể (Total Energy
    Management)
    14 TK&HQ Tiết kiệm và hiệu quả
    15 TKNL Tiết kiệm năng lượng
    16 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
    17 WB Ngân hàng thế giới
    1
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Năng lượng là hàng hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là yếu tố
    đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất, là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đời sống của nhân
    dân, và cũng là yếu tố đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù
    vậy, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, tình trạng thiếu hụt năng lượng vẫn đang xảy
    ra. Việc sử dụng không hiệu quả nguồn năng lượng không những làm tiêu tốn tài nguyên,
    mà còn đưa đến các tác động tiêu cực về môi trường. Sử dụng năng lượng luôn đi liền với
    phát thải chất khí gây hiệu ứng nhà kính, hỏng tầng ozon, gây ra sự nóng lên của trái đất,
    Tác động của nó đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với môi
    trường sống hiện nay. Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không còn là vấn
    đề của một doanh nghiệp, của một đất nước mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.
    Trên Thế giới các mô hình quản lý năng lượng hiệu quả đã được nghiên cứu, xây
    dựng và ứng dụng vào thực tế như: Mô hình quản lý năng lượng tổng thể_TEM (Total
    Energy Management), mô hình quản lý năng lượng theo ISO 50001, Hệ thống quản lý
    năng lượng MSE 2000 (Management System for Energy). Tuy nhiên để các mô hình quản
    lý năng lượng phát huy hiệu quả thì một công việc không thể thiếu được đó chính là cần
    phải xác định được các mức chuẩn trong sử dụng năng lượng phù hợp cho mỗi đơn vị, giúp
    các đơn vị có được định hướng trong cải tạo và quản lý sử dụng năng lượng. Giá trị năng
    lượng chuẩn được xác định như vậy được gọi là định mức năng lượng (Thuật ngữ được sử
    dụng theo tiếng Anh là Energy Benchmark).
    Định mức năng lượng sau khi được xây dựng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng
    trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng: Giúp các đơn vị sử dụng năng lượng có
    được định hướng trong quản lý năng lượng; giúp cơ quan quản lý nhà nước xác định tiềm
    năng tiết kiệm năng lượng trong từng đơn vị, từng ngành là cơ sở để xây dựng các mục
    tiêu, chính sách quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng.
    Trên Thế giới hiện nay, các phương pháp xây dựng định mức năng lượng là khá đa
    dạng. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng định mức năng lượng lại không thể sử dụng rập
    khuôn một phương pháp nào cả. Vì mỗi phương pháp thực hiện cần phải được xây dựng
    trên cơ sở đặc thù sử dụng năng lượng của từng ngành, từng Quốc gia thì mới có thể phản
    ánh đúng và phù hợp được với thực tế việc sử dụng năng lượng tại đó. Ở Việt Nam, việc
    xây dựng định mức năng lượng theo hướng xác định tiềm năng và hỗ trợ cải tiến sử dụng
    năng lượng đang còn là một vấn đề rất mới, hầu như chưa có các nghiên cứu chi tiết nào.
    Do đó việc lựa chọn phương pháp xây dựng định mức năng lượng nào? Thực hiện ra sao
    trong điều kiện ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay đang là những câu hỏi cần có lời
    giải.
    Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, gia
    tăng nhu cầu năng lượng thì vấn đề thiếu hụt năng lượng đã trở nên nghiêm trọng, nó đang
    2
    là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Công nghệ lạc hậu, ý thức sử
    dụng năng lượng chưa cao đang là những nguyên nhân gây lãng phí năng lượng tại Việt
    Nam [2]. Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng cho sự phát triển bền vững, Việt
    Nam cũng đã quan tâm và có những hành động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
    năng lượng, giảm phát thải. Với sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế (UNDP, WB,GEF) các
    chương trình Tiết kiệm năng lượng Thương mại_CEEP; Chương trình sử dụng năng lượng
    tiết kiệm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa_Pecsme; Chương trình chiếu sáng hiệu suất
    cao; đã được thực hiện thành công trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Và đặc
    biệt chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang
    được thực hiện một cách mạnh mẽ, với những kết quả toàn diện từ nâng cao nhận thức
    trong sử dụng tiết kiệm năng lượng đến việc xây dựng hành lang pháp lý cho quản lý sử
    dụng năng lượng. Tiêu biểu là luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã chính thức
    được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011[5].
    Từ nhu cầu thực tiễn cần đưa các hoạt động sử dụng năng lượng ở Việt Nam ngày
    càng hiệu quả và tiết kiệm thì việc nghiên cứu phương pháp xây dựng các định mức năng
    lượng tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Đặc biệt là xây dựng định mức cho các ngành công
    nghiệp, với lượng năng lượng sử dụng chiếm 48% tổng năng lượng tiêu thụ của Việt Nam
    [1].
    Xây dựng định mức năng lượng theo hướng đánh giá hiệu quả và định hướng cải tiến
    trong sử dụng năng lượng cũng đang là xu hướng ở các nước trên Thế giới, đặc biệt là tại
    các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu. Ngoài ra một
    số nước đang phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, cũng đang rất tích cực trong
    việc thực hiện xây dựng định mức năng lượng cho các ngành. Công cụ quản lý bằng định
    mức năng lượng đã trở thành một tiêu chí để đánh giá về mức độ quan tâm và thực hiện
    quản lý năng lượng tại các nước. Theo kết quả báo cáo về hiệu quả sử dụng năng lượng
    trong ngành công nghiệp tại các nước thuộc khối APEC tháng 4 năm 2010, thì hiện tại Việt
    Nam đang là một trong những nước còn thiếu các công cụ quản lý trong sử dụng năng
    lượng. Mà cụ thể là Việt Nam chưa xây dựng được các định mức phục vụ cho công tác
    quản lý sử dụng năng lượng, trong khi nhiều nước trong khối APEC đã áp dụng và đạt
    được những thành công với công cụ quản lý bằng định mức năng lượng [15].
    Với tính cấp thiết của việc cần nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức năng
    lượng phù hợp cho điều kiện Việt Nam, Tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là
    “Nghiên cứu xây dựng định mức năng lượng bằng phương pháp phân tích đường
    bao_Áp dụng cho nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam”
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu khoa học:
    (1) Nghiên cứu và đề xuất phương pháp xây dựng định mức năng lượng đảm
    bảo cơ sở khoa học và tính khả thi trong điều kiện Việt Nam - Áp dụng phù
    hợp tính định mức năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam.
    3
    Định mức năng lượng được xây dựng là cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng
    năng lượng cũng như xác định tiềm năng, định hướng cải tiến nâng cao
    hiệu quả sử dụng năng lượng trong các nhà máy.
    Mục tiêu nghiên cứu thực hiện:
    (2) Xây dựng định mức năng lượng phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện than
    Việt Nam.
    (3) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và cơ hội cải tiến nâng cao hiệu
    quả sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu:
    Luận án nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức năng lượng phù hợp trong điều
    kiện Việt Nam, áp dụng cho đối tượng cụ thể là các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam
    (Bao gồm 12 nhà máy được nghiên cứu).
    Ngoài ra để có những đánh giá, so sánh nhà máy nhiệt điện Than Việt Nam với Thế
    giới, Luận án cũng tiến hành nghiên cứu một số nhà máy nhiệt điện than của: Indonesia,
    Trung Quốc, Ấn Độ.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Luận án tiến hành nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức năng lượng phục vụ
    cho việc đánh giá hiện trạng và định hướng cải tiến sử dụng năng lượng tại các đơn vị,
    trong điều kiện so sánh với các đơn vị trong ngành. Luận án không xem xét đến khía cạnh
    xây dựng định mức năng lượng trong điều kiện từng đơn vị, phục vụ cho việc ban hành
    thành các quy định áp dụng trong quản lý sản xuất tại mỗi đơn vị đó.
    Phương pháp được đề xuất có phạm vi áp dụng phù hợp với điều kiện sử dụng năng
    lượng trong công nghiệp Việt Nam, và đặc biệt phù hợp xây dựng định mức cho các nhà
    máy nhiệt điện than.
    Số liệu phục vụ cho áp dụng tính toán mẫu được thu thập trong giai đoạn từ năm
    2005 đến năm 2011, tại 12 nhà máy nhiệt điện than Việt Nam.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong luận án sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để đánh giá các
    phương pháp xây dựng định mức đã và đang được thực hiện trên Thế Giới. Từ đó thấy
    được ưu nhược điểm từng phương pháp và tìm kiếm phương pháp phù hợp trong điều kiện
    Việt Nam.
    Sử dụng phương pháp mô hình hóa, xây dựng bài tối ưu, thiết lập mục tiêu và các
    ràng buộc trong việc tính toán xây dựng định mức năng lượng. Với phương pháp phân tích
    đường bao được nghiên cứu trong luận án, sẽ sử dụng hai mô hình là mô hình CCR và mô
    hình BCC để tính toán giá trị định mức năng lượng.
    4
    Trong nghiên cứu luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên
    gia trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho tính toán định mức năng lượng.
    Trên cơ sở bài toán tối ưu đã được thiết lập, luận án sẽ sử dụng các công cụ phần
    mềm Microsoft Excel và Macros giải bài toán và tìm giá trị định mức năng lượng.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
    Ý nghĩa khoa học của luận án:
    (1) Kết quả nghiên cứu của luận án giúp đưa ra một phương pháp mới trong việc xây
    dựng định mức năng lượng, đóng góp cho Khoa học quản lý năng lượng của Việt
    Nam một công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hiệu quả năng
    lượng.
    (2) Luận án đề xuất được mô hình tính toán định mức năng lượng và tính toán các giá
    trị năng lượng cải tiến trong điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất của luận án
    có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, phù hợp với xu thế trên Thế giới.
    Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
    (1) Đề xuất được mô hình CCR và BCC trong phương pháp phân tích đường bao để
    tính toán định mức năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện Than Việt Nam. Đề
    xuất được mô hình CCR cải tiến và BCC cải tiến giúp đưa ra các kiến nghị cải tiến
    phù hợp theo định hướng các biến ưu tiên.
    (2) Đối với nhà máy nhiệt điện than: Tính toán được định mức năng lượng cho 12 nhà
    máy nhiệt điện Than trong điều kiện so sánh tại Việt Nam và trong điều kiện so
    sánh với một số nhà máy nhiệt điện Than trên Thế giới.
    (3) Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Có được công cụ xây dựng định mức năng
    lượng phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm
    và hiệu quả, và là cơ sở cho việc cấp chứng nhận về tiết kiệm năng lượng.
    (4) Đối với vấn đề hội nhập Quốc tế: Xây dựng định mức năng lượng giúp Việt Nam
    hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,
    đồng thời đáp ứng các điều kiện đánh giá của các tổ chức Quốc tế về hệ thống quản
    lý năng lượng của mỗi Quốc Gia.
    6. BỐ CỤC LUẬN ÁN
    Nội dung luận án được kết cấu bao gồm: Mở đầu, bốn chương chính, kết luận và phụ
    lục. Trong đó:
    Mở đầu: Nêu lý do, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu
    của đề tài.
    Chương 1 Giới thiệu tổng quan về định mức năng lượng: Trình bầy các nội dung cơ
    bản về định mức năng lượng, các ứng dụng của định mức trong quản lý sử dụng năng
    lượng. Các phương pháp và bước thực hiện định mức năng lượng.
    Chương 2 Trình bầy chi tiết về phương pháp xây dựng định mức bằng phân tích
    đường bao, với các mô hình tính toán CCR và BCC. Ngoài ra chương 2 cũng tổng hợp và
    5
    đưa ra các lưu ý khi sử dụng phương pháp phân tích đường bao cho xây dựng định mức
    năng lượng.
    Chương 3. Trên cơ sở các nghiên cứu trong chương 1 và chương 2, chương 3 luận
    án trình bầy kết quả xây dựng định mức năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện than Việt
    Nam. Nội dung bao gồm từ khảo sát, tổng hợp số liệu, phân tích và tính toán định mức
    năng lượng. Đưa ra các kết quả tính định mức năng lượng cho từng nhà máy nhiệt điện
    than, đồng thời đề xuất các giá trị cải tiến cần thiết cho từng nhà máy nhiệt điện than Việt
    Nam.
    Chương 4. Bàn luận về các kết quả đạt được trong nghiên cứu, cũng như các đưa ra
    các đề xuất kiến nghị từ kết quả nghiên cứu.
    Kết luận: Tổng kết các kết quả đã thực hiện được của luận án, các định hướng cho
    các nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích đường bao trong lĩnh vực năng lượng.
    6
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG
    1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊNH MỨC
    1.1.1 Khái niệm định mức
    Định mức không phải là cái gì đó xa lạ mà nó hết sức gần gũi, và được hình thành
    ngay trong cuộc sống hàng ngày. Những ý niệm đầu tiên về định mức được hình thành từ
    rất sớm, khi con người bắt đầu biết đặt ra những câu hỏi tại sao và làm thế nào công việc
    người khác lại có năng suất cao hơn công việc của mình? Làm thế nào để có thể tìm hiểu
    và học hỏi những kinh nghiệm thành công của người khác? Hay như làm thế nào để có thể
    kiểm tra và đánh giá thường xuyên công việc của mình? Khi đó các nhà quản lý đã nghiên
    cứu, phân tích và định ra một mức để so sánh việc sử dụng các yếu tố trong quá trình sản
    xuất. Giá trị mức dùng để so sánh như vậy được gọi là định mức.
    Như vậy việc xây dựng định mức là nhằm định ra một mức sử dụng các yếu tố đầu
    vào để tạo ra một số lượng sản phẩm đầu ra nhất định. Định mức được xây dựng thường có
    hai mục đích: Một là phục vụ cho việc giám sát và quản lý; Hai là phục vụ cho việc đánh
    giá hiện trạng và định hướng cải tiến. Do đó với từng mục đích khác nhau trong quản lý
    mà giá trị định mức sẽ được xây dựng cho phù hợp, việc xây dựng định mức cũng được
    chia thành hai dạng:
    - Dạng thứ nhất: Xây dựng định mức phục vụ cho việc giám sát và quản lý
    vận hành. Theo dạng này thì định mức sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích
    các thiết bị, phân tích các đặc điểm thực tế trong vận hành, trên cơ sở đó tính
    toán và ban hành giá trị định mức. Định mức lúc này trở thành một giá trị để
    giám sát việc vận hành trong đơn vị. Kết quả quản lý vận hành trong quá trình
    sản xuất sẽ thể hiện trên cơ sở kết quả thực tế so với định mức. Giá trị định mức
    trong trường hợp này thường mang tính nội bộ của từng đơn vị, hoặc cũng có thể
    của một ngành với điều kiện công nghệ, điều kiện sản xuất tại các đơn vị trong
    ngành là gần như tương tự nhau.
    - Dạng thứ hai: Xây dựng dịnh mức phục vụ việc đánh giá hiện trạng và định
    hướng cải tiến. Định mức xây dựng theo dạng này sẽ tiến hành so sánh việc sử
    dụng các yếu tố đầu vào tại các đơn vị, sau đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng
    và tính toán định mức sử dụng các yếu tố đầu vào phù hợp mà từng đơn vị có thể
    đạt được. Định mức trong trường hợp này chính là giá trị tốt nhất mà mỗi đơn vị
    có thể đạt được trong điều kiện của mình. Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị sẽ tự so sánh
    thực tế việc sử dụng các yếu tố đầu vào hiện tại của mình với định mức, đánh giá
    kết quả thực hiện và đồng thời xây dựng được định hướng cải tiến phù hợp. Theo
    xu thế này, định mức xây dựng sẽ đưa ra các chỉ số mà từ đó thúc đẩy quá trình
    cải tiến trong sản xuất diễn ra một cách liên tục.
    Xây dựng định mức theo dạng thứ nhất có ưu điểm là dễ thực hiện, phục vụ tốt cho
    công tác giám sát và quản lý vận hành. Tuy nhiên định mức theo dạng này thường mang
    tính nội bộ, khả năng so sánh mở rộng ít. Một đơn vị khi đạt được định mức theo dạng này
    7
    cũng chưa chắc đã là đơn vị quản lý vận hành tốt nhất, chưa chắc đơn vị đó đã tận dụng hết
    được tiềm lực của mình. Do đó định mức trong trường hợp này không thể đánh giá được
    tiềm lực thực sự của đơn vị, cũng như xác định được cơ hội và định hướng cải tiến phù
    hợp. Mà trong điều kiện hiện nay, yêu cầu trong quản lý luôn đòi hỏi phải tìm tòi cái tốt
    hơn, khai thác được nhiều hơn tiềm năng của mỗi đơn vị. Vì vậy xu hướng xây dựng định
    mức theo dạng thứ nhất đang ngày càng ít được ưa dùng và thay vào đó là xu thế xây dựng
    định mức theo dạng thứ hai. [28]
    Thực hiện xây dựng định mức theo dạng thứ hai, định mức phục vụ việc đánh giá và
    định hướng cải tiến hiện nay đang rất được quan tâm nghiên cứu và phát triển, nó đang
    được ứng dụng nhiều tại các nước phát triển. Hầu hết các nghiên cứu về xây dựng định
    mức năng lượng hiện nay đều thực hiện theo dạng này. Mặc dù việc tính toán xây dựng
    định mức theo dạng thứ 2 là phức tạp khá phức tạp, nhưng kết quả tính toán lại rất có ý
    nghĩa trong việc quản lý, đánh giá hiện trạng và xác định tiềm năng trong cải tiến nâng cao
    hiệu quả sản xuất. Định mức năng lượng được xây dựng sẽ giúp các đơn vị tự nhìn nhận
    được thực trạng sản xuất của đơn vị mình so với các đơn vị khác. Từ đó tìm ra các cơ hội
    học hỏi trong quản lý vận hành, trong cải tạo kỹ thuật, xác định được tiềm năng và mức độ
    cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất một cách phù hợp nhất cho đơn vị mình.
    Để phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập, đáp ứng nhu cầu thực tế tại Việt Nam,
    trong luận án tác giả sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu về các phương pháp xây dựng định mức theo
    dạng thứ hai. Và từ đây thuật ngữ định mức được sử dụng trong luận án là nói đến định
    mức xây dựng theo hướng phục vụ việc đánh giá và định hướng cải tiến.
    Trước thập niên 70, những ứng dụng về định mức khá lộn xộn, không được phát
    triển rộng rãi, và chưa được coi là công cụ quản lý tiến bộ. Chỉ đến khi việc xây dựng định
    mức đã giúp hãng Xerox_Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, phát triển mạnh mẽ thì khi đó các tổ
    chức mới bắt đầu có cài nhìn đúng đắn hơn về định mức. Và với những gì Xerox đã làm
    được trong hơn 30 năm qua, là minh chứng cho thấy hiệu quả của công tác định mức trong
    quản lý.
    Sau thập niên 70 việc thực hiện so sánh và xây dựng định mức chuẩn phục vụ nâng
    cao hiệu quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành một trào lưu. Đặc biệt
    trong ngành công nghiệp, khi ngành công nghiệp trở nên lớn mạnh và có tổ chức hơn, để
    có thể thu được lợi nhuận yêu cầu các doanh nghiệp phải có các sản phẩm tốt, được sản
    xuất nhanh và hiệu quả hơn. Lúc này trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa
    các đơn vị cùng ngành, ai cũng mong muốn vươn lên dẫn đầu. Để đạt được mục đích đó,
    các tổ chức phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, máy móc, cách thức vận hành và quản
    lý, học hỏi những ý tưởng, phương pháp tốt nhất của các đối thủ cạnh tranh và ứng dụng
    cho đơn vị mình. Các cố gắng, nỗ lực không ngừng trong học hỏi và đổi mới đó đã đưa
    công cụ định mức chuẩn so sánh ngày càng được phổ biến và hoàn thiện.
    Qua các sự phát triển của từng thời kỳ và qua việc ứng dụng định mức trong các lĩnh
    vực khác nhau mà có nhiều quan điểm định nghĩa về định mức, một số các quan điểm có
    thể kể ra như sau:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    [1] Bộ Công Thương , Báo cáo thực trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam, 2010
    [2] Bộ Công Thương, Báo cáo hiện trạng sử dụng năng lượng và chương trình mục tiêu quốc
    gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 2006
    [3] Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc _UNEP, Hướng dẫn sử dụng năng lượng
    hiệu quả trong ngành công nghiệp Châu Á. Thiết bị nhiệt: Lò hơi và thiết bị gia nhiệt,
    2006
    [4] Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DNNVV, Báo cáo kết quả
    khảo sát về nhận thức, thái độ, hành vi sử dụng năng lượng TK&HQ trong các
    DNNVV, ngày 5/10/2010.
    [5] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII, Luật sử dụng năng lượng
    tiết kiệm và hiệu quả, 2010
    [6] Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy
    hoạch điện VII), Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011
    [7] Trung tâm điều độ Quốc Gia Việt Nam, Báo cáo vận hành HTD QG 2011/Phong Dieu
    do/TTDD HTD QG, 2011
    [8] Đàm Xuân Hiệp, Trương Ngọc Tuấn, Trương Huy Hoàng, Nguyên lý và thiết bị trong nhà
    máy điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009
    [9] Hội KHKT Nhiệt Việt Nam ,“Xây dựng và thực hiện thí điểm các chỉ tiêu định mức
    tiêu chuẩn trong sản xuất, phân phối và sử dụng hơi nước nhằm giảm lượng nhiên liệu
    tiêu thụ”,2010
    [10] Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội, Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất
    giải pháp quản lý và định mức tiêu hao điện năng của các tòa nhà trụ sở làm việc trên
    địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 – 2010, 2010
    [11] Viện năng lượng, Nghiên cứu, điều tra – khảo sát, đề xuất định mức sử dụng năng
    lượng cho các ngành công nghiệp lựa chọn, 2010
    TIẾNG ANH
    [12] Abbott, M., 2006, The productivity and efficiency of the Australian electricity supply
    industry. Energy Economics 28, 444–454.
    [13] Agrell, P.J., Bogetoft, P., 2005. Economic and environmental efficiency of district
    heating plants. Energy Policy 33, 1351–1362.
    [14] Ang, B.W., 2006. Monitoring changes in economy-wide energy efficiency: From energy-GDP ratio to composite efficiency index. Energy Policy 34, 574–582.
    140
    [15] APEC Energy Working Group, Energy Efficiency in Industry of APEC Economies,
    April 2010
    [16] Athanassopoulos, A.D., Lambroukos, N., Seiford, L., 1999. Data envelopment scenario
    analysis for setting targets to electricity generating plants. European Journal of
    Operational Research 115, 413–428.
    [17] Barros, C. P., Ibiwoye, A., Managi, S. 2011. Nigeria’ Power Sector: Analysis of
    Productivity. Working papers. ISSN 0874-4548.
    [18] Best Practice Benchmarking in Energy Efficiency: Canadian Automotive Parts Industry,
    Her Majesty the Queen in Right of Canada, 2005
    [19] Boyd, G.A., Pang, J.X., 2000. Estimating the linkage between energy efficiency and
    productivity. Energy Policy 28, 289–296.
    [20] Boyd, G.A., Tolley, G., Pang, J., 2002. Plant level productivity, efficiency, and
    environmental performance of the container glass industry. Environmental and Resource
    Economics 23, 29–43.
    [21] Bruno De Borger, Kristiaan Kerstens, Win Moesen and Jacques Vanneste, A non-parametric Free Disposal Hull (FDH) approach to technical efficiency: an illustration of
    radial and graph efficiency measures and some sensitivity results, Swiss Journal of
    Economics and Statistics,1994
    [22] Canadian Industry Program for Energy Conservation, Benchmarking energy intensity in
    the Canadian steel industry, Canada, 2007
    [23] Charnes, A., Cooper, W. W., Divine, D., Ruefli, T.W., Thomas, D. 1989. Comparisons of
    DEA and existing ratio and regression systems for effecting efficiency evaluations of
    regulated electric cooperatives in Texas. In Governmental and Nonprofit Accounting,
    vol. 5, pp.187–210,
    [24] Chauhan, N.S., Mohapatra, P.K.J., Pandey, K.P., 2006. Improving energy productivity
    in paddy production through benchmarking – an application of data envelopment analysis.
    Energy Conversion and Management 47, 1063–1085.
    [25] Chien, C.F., Lo, F.Y., Lin, J.T., 2003. Using DEA to measure the relative efficiency of
    the service center and improve operation efficiency through reorganization. IEEE
    Transactions on Power Systems 18, 366–373.
    [26] Chitkara, P., 1999. A data envelopment analysis approach to evaluation of operational
    inefficiencies in power generating units: A case study of Indian power plants. IEEE
    Transactions on Power Systems 14, 419–425.
    [27] Cook, W. D., Green, R. H., 2005. Evaluating power plant efficiency: A hierarchical
    model, Comput. Oper. Res., vol. 32, pp. 813–823.
    [28] Darrell Rigby and Barbara Bilodeau, Management tools and trends 2009, Bain &
    Company
    141
    [29] Deependra Kumar Jha, Naoto Yorino and Yoshifumi Zoka , 2007. Benchmarking
    Results of Electricity Generating Plants in Nepal Using Modified DEA Models. Osaka,
    Japan.
    [30] Edvardsen, D.F., Førsund, F.R., 2003. International benchmarking of electricity
    distribution utilities. Resource and Energy Economics 25, 353–371.
    [31] Fare, R., Grosskopf, S., Logan, J., 1983. The relative efficiency of Illinois electric
    utilities. Resources and Energy 5, 349–367.
    [32] Fare, R., Grosskopf, S., Logan, J., 1985. The relative performance of publicly-owned and
    privately-owner electric utilities. Journal of Public Economics 26, 89–106.
    [33] Fare, R., Grosskopf, S., Yaisawarng, S., Li, S.K., Wang, Z.P, 1990. Productive growth in
    Illinois electric utilities. Resources and Energy 12, 383–398.
    [34] Fare,R., Grosskopf, S., Noh, D. W., and Weber, W., 2005. Characteristics of a polluting
    technology: Theory and practice. J. Econ., vol. 126, pp. 469– 492.
    [35] Fong, S. K. et al. 2005. Measuring technical efficiency using DEA: An electricity
    generation application.
    [36] Giannakis, D., Jamasb, T., Pollitt, M., 2005. Benchmarking and incentive regulation of
    quality of service: An application to the UK electricity distribution networks. Energy
    Policy 33, 2256–2271.
    [37] Golany, B., Roll, Y., Rybak, D., 1994. Measuring efficiency of power plants in Israel by
    data envelopment analysis. IEEE Transactions on EngineeringManagement 41, 291–301.
    [38] Goto, M., Tsutsui, M., 1998. Comparison of productive and cost efficiencies among
    Japanese and US electric utilities. Omega 26, 177–194.
    [39] Hattori, T., Jamasb, T., Pollitt, M., 2005. Electricity distribution in the UK and Japan:
    A comparative efficiency analysis 1985–1998. The Energy Journal 26, 23–47.
    [40] Herna ´ndez-Sancho, F., Picazo-Tadeo, A.J., Reig-Martı ´nez, E., 2000. Efficiency and
    environmental regulation. Environmental and Resource Economics 15, 365–378.
    [41] Hosseinei, M.H., Hansanpour, J., 2011. Evaluating the efficiency changes of the
    Thermal Power Plants in Iran and Examining its Relation with Reform using DEA Model
    and Malmquist Index. International Conference on Information and Financial Engineering
    12.
    [42] http://www.worldenergy.org
    [43] Hu, J.L., Kao, C.H., 2007. Efficient energy-saving targets for APEC economies. Energy
    Policy 35, 373–382.
    [44] Hu, J.L., Wang, S.C., 2006. Total-factor energy efficiency of regions in China. Energy
    Policy 34, 3206–3217.
    [45] Jain, S., Thakur, T., Shandilya, A., 2010. A Non-Parametric Approach for Performance
    Assessment of Generation Utilities in India. International Journal of Advanced Engineering
    Sciences and Technologies 1, 023-029.
    142
    [46] Jamasb, T., Nillesen, P., Pollitt, M., 2004. Strategic behaviour under regulatory
    benchmarking. Energy Economics 26, 825–843.
    [47] Jamasb, T., Pollitt, M., 2003. International benchmarking and regulation: An application
    to European electricity distribution utilities. Energy Policy 31, 1609–1622.
    [48] Kashani, H.A., 2005a. State intervention causing inefficiency: An empirical analysis of
    the Norwegian Continental Shelf. Energy Policy 33, 1998–2009.
    [49] Korhonen, P.J., Syrjanen, M.J., 2003. Evaluation of cost efficiency in Finnish electricity
    distribution. Annals of Operations Research 121, 105–122.
    [50] Kumbhakar, S.C.; Lovell, C.A.K. (2000) Stochastic Frontier analysis. Cambridge
    University Press, Cambridge.
    [51] Kulshreshtha, M., Parikh, J.K., 2002. Study of efficiency and productivity growth in
    opencast and unsergroud coal mining in India: A DEA analysis. Energy Economics 24,
    439–453.
    [52] Lam, P.L., Shiu, A., 2001. A data envelopment analysis of the efficiency of China’s
    thermal power generation. Utilities Policy 10, 75–83.
    [53] Lo, F.Y., Chien, C.F., Lin, J.T., 2001. A DEA study to evaluate the relative efficiency and
    investigate the district reorganization of the Taiwan power company. IEEE Transactions
    on Power Systems 16, 170–178.
    [54] Mehdi Farsi, Aurelio Fetz, Massimo Filippini, Benchmarking and Regulation in the
    Electricity Distribution Sector, 2007
    [55] Michael Spendolini, Benchmarking book, Amacom Books, tháng 4-1992
    [56] Miliotis, P.A. 1992. Data envelopment analysis applied to electricity distribution
    districts. J. Oper. Res. Soc., vol. 43, no.5, pp. 549–555.
    [57] Nag, B., 2006. Estimation of carbon baselines for power generation in India: The
    supply side approach. Energy Policy 34, 1399–1410.
    [58] Office of Energy Efficiency, Energy ConsumptionBenchmark Guide:Cement Clinker
    Production, Canada, 2001
    [59] Office of Energy Efficiency, Energy PerformanceIndicator Report: Fluid Milk Plants,
    Canada, 2001
    [60] Olatubi, W.O., Dismukes, D.E., 2000. A data envelopment analysis of the levels and
    determinants of coal-fired electric power generation performance. Utilities Policy 9, 47–
    59.
    [61] Onut, S., Soner, S., 2006. Energy efficiency assessment for the Antalya Region hotels in
    Turkey. Energy and Buildings 38, 964–971.
    [62] Oude Lansink, A., Bezlepkin, I., 2003. The effect of heating technologies on CO2 and
    energy efficiency of Dutch greenhouse firms. Journal of Environmental Management 68,
    73–82.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...