Báo Cáo Nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu


    Lưu vực sông Đồng Nai đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với 18,8% số dân (2001) chiếm 14,9% diện tích của cả nước nhưng kinh tế hàng năm lại luôn chiếm tỷ trọng trên 30% (năm 2000 là 37,3%) tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Nơi đây có những thành phố, hải cảng, khu công nghiệp và tiềm năng thuỷ điện lớn vào bậc nhất nhì, lại nằm trong vùng có trình độ khoa học, công nghệ cao và vùng kinh tế trọng điểm phát triển năng động nhất nước ta.
    Lưu vực sông Đồng Nai còn là nơi có nguồn thuỷ năng dồi dào, đất đỏ bazan mầu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. Nằm ở ven bờ phía tây Thái Bình Dương, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Lưu vực sông Đồng Nai còn là căn cứ hậu cần quan trọng của công nghiệp khai thác dầu khí đang hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác.
    Lưu vực sông Đồng Nai là nơi cận kề với đồng bằng sông Cửu Long, vựa thóc lớn nhất của cả nước, vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là nơi xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản cho khu vực miền Tây Nam Bộ và cả Tây Nguyên.
    Lưu vực sông Đồng Nai là khu vực có nhiều dân tộc thuộc đại gia đình các dân tộc Việt Nam sinh sống từ lâu đời, với nhiều bản sắc văn hoá độc đáo còn lưu truyền đến ngày nay, cũng là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng đang là địa bàn du lịch, nghỉ ngơi lý tưởng cho du khách trong nước và nước ngoài .
    Tuy nhiên, kinh tế càng phát triển thì lưu vực càng phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc, trong đó bức xúc nhất vẫn là môi trường. Hàng trăm ngàn hecta rừng bị tàn phá kèm theo hậu quả mất rừng làm tăng lũ lụt vào mùa mưa, giảm nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn vào mùa kiệt, giảm đa dạng sinh học và làm mất cân bằng sinh thái. Nguồn nước từ bao đời nay nuôi sống cả một vùng dân cư đông đúc nay đang bị ô nhiễm và làm bẩn bởi một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ các khu vực khai thác khoáng sản, các khu công nghiệp chảy vào .
    Đất đai màu mỡ bị sụt lở, xói mòn, thoái hoá, nghèo dần bởi chỉ khai thác mà không quan tâm bảo vệ. Đó là những vấn đề đang thách thức không chỉ đối với thế hệ chúng ta mà còn đối với cả các thế hệ mai sau.
    Đề tài nhánh này đưa ra những giải pháp cơ bản về mặt kinh tế - xã hội để phục vụ việc nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai.
    Đề tài bao gồm hai phần chính:

    Phần thứ I. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Đồng Nai

    Phần này gồm năm chương:

    Chương I. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Đồng Nai
    Chương II. Dân số và tình hình phân bố dân cư trong lưu vực.
    Chương III. Cơ cấu phát triển kinh tế của các tỉnh trong lưu vực.
    Chương IV. Tình hình văn hoá và các vấn đề xã hội trong lưu vực.
    Chương V. Những tác động của quá trình phát triển kinh - xã hội đối với chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực.
    Phần thứ II: Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực.
    Phần này bao gồm tám chương:
    Chương VI. Những mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực.
    Chương VII. Các giải pháp định canh, định cư.
    Chương VIII. Giữ gìn và phát triển vốn rừng.
    Chương IX. Yêu cầu về quy hoạch phát triển vùng cây lương thực, cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi.
    Chương X. Định hướng phát triển bền vững về cung cấp nước trong lưu vực
    Chương XI. Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chiến lược quản lý phát triền bền vững lưu vực.
    Chương XII. Quy hoạch liên ngành, liên tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực.
    Chương XIII. Quản lý nhà nước trong chiến lược quản lý phát triển bền vững lưu vực.


    Nội dung của đề tài nhánh này bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ khác nhau, một tập thể tác giả bao gồm nhiều chuyên gia đã phối hợp thực hiện đề tài. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc khảo sát, thu thập, phân tích số liệu và đề xuất các giải pháp khả thi nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi rất vui mừng và tỏ lòng biết ơn nếu nhận được sự đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
    Xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...