Luận Văn Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương các định luật bảo toàn tron

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài . 1
    II. Mục đích nghiên cứu . 2
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    IV. Giả thuyết khoa học . 2
    V. Đối tượng nghiên cứu . 2
    VI. Phạm vi nghiên cứu 3
    VII. Phương pháp nghiên cứu 3
    VIII. Đóng góp của đề tài 3
    IX. Bố cục trình bày 3
    PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Chương 1 : Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề Nghiên Cứu
    I. Lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 5
    II. Khái quát về phương pháp và kỹ thuật xây dựng 8
    câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
    III. Đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm và . 16
    đề thi trắc nghiệm
    Chương 2 : Nội Dung Nghiên Cứu
    I. Mục tiêu của chương các định luật bảo toàn 23
    II. Bảng trọng số . 30
    III. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan 30
    bốn lựa chọn chương các định luật bảo toàn. Đáp án và hướng dẫn
    Chương 3 : Thực Nghiệm Sư Phạm
    I. Khái niệm 46
    II. Mục đích . 46
    III. Đối tượng 46
    IV. Phương pháp thực nghiệm 46
    V. Tiến trình thực nghiệm 46
    VI. Tiêu chí đánh giá bài trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm . 47
    VII. Kết quả thực nghiệm sư phạm 47
    VIII. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm . 49
    IX. Nhận xét – kết luận . 61
    PHẦN III: KẾT LUẬN
    I. Những kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài 62
    II. Những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài 64
    III. Kiến nghị 64
    Trang1
    PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Thực tế cho thấy một số quốc gia giàu có là nhờ vào chất lượng nguồn nhân lực
    vì chất lượng nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.
    Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục – đào tạo
    của nền giáo dục quốc gia. Để biết được chất lượng nguồn nhân lực đạt đến mức độ nào
    thì công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục là vô cùng quan trọng.
    Hiện nay, nhìn chung các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đều lựa
    chọn phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục bằng hình thức cho người học
    làm những bài trắc nghiệm khách quan. Do vậy, việc tiếp cận nền giáo dục của họ để từ
    đó tiếp thu, học hỏi, chọn lọc những phương án, phương pháp, nội dung bổ ích về
    giáo dục là hết sức cần thiết, nhất là đối với khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
    học sinh.
    Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đã bắt đầu hòa nhập theo
    xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh trên thế giới. Đã có
    nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của
    mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đang được phổ biến rộng rãi
    từ các bậc học đến cả các bộ môn. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình
    thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu
    nghiêm túc để sử dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường.
    Theo nghị quyết số 40/2000/QH – X (09/12/2000) của Quốc Hội khóa X về đổi
    mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm năm
    2003 và thực hiện đại trà năm 2006. Đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến
    hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một
    số môn trong các kỳ thi học kỳ ở trường phổ thông và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại
    học trên toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếp cận chương trình và hình thức thi trắc
    nghiệm mới là nhiệm vụ của tất cả giáo viên cũng như sinh viên ngành sư phạm nhằm
    trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết trong giai đoạn đổi mới của nền
    giáo dục hiện nay.
    Tại hội nghị toàn quốc về giáo dục đại học (Hà Nội 10/20001) Bộ Giáo dục và
    Đào tạo đã đề nghị các trường đại học đẩy mạnh hơn nữa hình thức tuyển sinh bằng
    phương pháp trắc nghiệm khách quan. Điều đó cho thấy sự quyết tâm của ngành trong
    việc đổi mới giáo dục bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
    giảng dạy, phương tiện dạy học và quan trọng nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra
    đánh giá kết quả học tập của học sinh.
    Vài năm gần đây, nhiều hoạt động nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá
    kết quả học tập của học sinh – sinh viên đã được triển khai ở các trường phổ thông, cao
    đẳng và đại học. Nhiều hội thảo tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức, ở một số
    trường phổ thông đã yêu cầu giáo viên bộ môn xây dựng ngân hàng câu hỏi và tổ chức
    thi, kiểm tra cho nhiều môn học bằng các đề trắc nghiệm khách quan, nhìn chung đây sẽ
    là một xu thế phát triển tất yếu trong những năm tới.
    Trong thời gian học tập ở giảng đường Đại học An Giang và thời gian đi kiến
    tập, thực tập ở một số trường trung học phổ thông, tôi đã được tiếp cận nhiều hình thức
    kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các lần kiểm tra và thi học kỳ
    với nhiều phương pháp khác nhau như: thực hành, tự luận, trắc nghiệm tự luận, trắc
    Trang2
    nghiệm khách quan Trong số các phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp trắc
    nghiệm khách quan là phương pháp tương đối phù hợp với chuyên môn vật lý mà tôi
    đang học. Theo tôi nếu xây dựng được bài trắc nghiệm khách quan đúng kỹ thuật, đáp
    ứng được mục tiêu giáo dục và nội dung bài học thì khi sử dụng phương pháp trắc
    nghiệm khách quan cho nhiều bài thi chất lượng học tập sẽ đạt được kết quả tốt.
    Từ những lý do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
    được xem là vấn đề cần thiết và mang tính cấp thiết. Là sinh viên ngành sư phạm vật lý
    tôi cảm nhận được điều này nên đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu làm khóa luận tốt
    nghiệp là “nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương
    các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10”.
    Với đề tài này tôi hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin, số liệu bổ ích giúp tôi có
    thêm cơ sở để kiểm tra đánh giá hiện trạng học tập của học sinh sau khi học xong
    chương này, từ đó có những giải pháp và bước đi thích hợp với mục đích cuối cùng là
    tạo sự chuyển biến về chất trong dạy và học môn vật lý ở trường phổ thông, góp phần
    nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn lý nói riêng và chất lượng giáo dục ở trường
    PTTH nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...