Luận Văn Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch và quản lý các vườn quốc gia vùng Đông Bắc Việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Tỉ lệ diện tích rừng của Việt Nam
    giảm từ 43% năm 1945 xuống dưới 20% trong những năm cuối của thế kỷ
    XX. Hệ thống khu Bảo tồn Thiên nhiên của Việt Nam có 3 loại là: 'Vườn
    Quốc gia', 'Khu Bảo tồn Thiên nhiên' và 'Khu Văn hoá, Lịch sử và Môi
    trường'. Theo chỉ tiêu phân hạng này có 126 khu được bảo vệ chiếm
    2.541.675 ha, trong đó: Vườn quốc gia (VQG) có 30 khu (984.330 ha); khu
    bảo tồn thiên nhiên 57 khu (1.342.058 ha); khu bảo vệ cảnh quan 39 khu
    (215.287 ha). Vùng Đông Bắc (ĐB) Việt Nam có 4 VQG nằm ở vùng đồi
    núi và 2 VQG nằm trên biển.
    Nghiên cứu tổng hợp mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên của vùng địa lý
    làm cơ sở cho quá trình sinh thái phát sinh các VQG; nhìn nhận mối liên
    quan giữa cấu trúc sinh thái cảnh quan với chu trình vật chất và năng lượng;
    xem xét cấu trúc thành phần loài sinh vật của các VQG để rút ra cơ sở khoa
    học, đề xuất các phương án hợp lý, góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng
    như bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đứng trước thực tế đó chúng tôi chọn
    đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch và quản lý các
    VQG vùng ĐB Việt Nam (phần đất liền) ”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1) Xác định các đơn vị sinh thái cảnh quan
    (STCQ), lý giải tính đa dạng và đặc điểm tài nguyên theo đơn vị cảnh quan
    của bốn Vườn quốc gia vùng Đông bắc Việt Nam; 2) Xác lập cơ sở khoa học
    STCQ trong quy hoạch và quản lý các Vườn quốc gia vùng Đông bắc Việt
    Nam.
    3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    3.1. Lãnh thổ nghiên cứu là bốn vườn quốc gia, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, Hoàng
    Liên tỉnh Lào Cai, Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang,
    Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ;
    3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu. 1) Tổng quan cơ sở khoa học để quy
    hoạch và quản lý các VQG bằng tiếp cận STCQ; 2) Phân tích đặc điểm
    4
    STCQ bốn VQG; 3) Đánh giá các đơn vị STCQ ở bốn Vườn quốc gia phục
    vụ bảo vệ ĐDSH và phát triển du lịch sinh thái.
    4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.
    - Luận án là công trình đầu tiên áp dụng phương pháp tiếp cận Sinh thái
    cảnh quan để đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển KTXH
    lãnh thổ bốn VQG, Ba Bể, Hoàng Liên, Tam Đảo và Xuân Sơn.
    - Bước đầu đề xuất phương án không gian quy hoạch, quản lý bốn Vườn
    Quốc gia vùng Đông Bắc trên cơ sở khoa học sinh thái cảnh quan.
    5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
    5.1. Sự khác nhau về vị trí địa lý quyết định sự thay đổi đặc điểm điều kiện
    sinh thái cảnh quan đối với quần xã sinh vật dẫn đến sự thay đổi thuộc tính
    cấu trúc tổ thành loài, thể hiện tính đa dạng sinh học từ VQG này đến VQG
    khác, vì vậy vấn đề khoa học và thực tiễn trong khai thác và sử dụng của các
    VQG sẽ khác nhau theo không gian và thời gian.
    5.2. Phát hiện các qui luật sinh thái phát sinh trong cấu trúc sinh thái cảnh
    quan của các VQG là cách tiếp cận trong nghiên cứu để xác lập cơ sở khoa
    học phục vụ quy hoạch và quản lý các VQG một cách bền vững.
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
    6.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần hoàn thiện quan điểm, phương
    pháp luận và phương pháp nghiên cứu phục vụ sử dụng hợp lý các VQG trên
    cơ sở phân tích quá trình phát sinh phát triển sinh thái cảnh quan. Kết quả
    của luận án đóng góp vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu các VQG của Việt
    Nam
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là những cơ sở khoa
    học phục vụ quy hoạch, quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở bốn VQG
    đồng thời phục vụ phát triển Kinh tế xã hội bền vững vùng Đông Bắc. Cơ sở
    dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án cũng góp phần vào công tác
    đào tạo Đại học, sau Đại học về sinh thái cảnh quan.
    5
    Phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng cho các VQG ở những vùng Địa lý
    khác nhau.
    7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án gồm phần Mở đầu, phần Kết luận và ba chương nội dung với tổng
    số 147 trang đánh máy.
    Chương I. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương II. Đặc điểm cảnh quan bốn VQG vùng Đông Bắc
    Chương III. Đánh giá sinh thái cảnh quan bốn VQG phục vụ quy hoạch và
    quản lý .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...