Luận Văn Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
    Lưu vực vịnh Cửa Lục (VCL) rộng khoảng trên 610 km2, có địa
    hình đồi núi thấp, gồm nhiều lưu vực sông, suối bao quanh chảy vào
    vịnh, sau đó đổ ra vịnh Hạ Long. Khu vực nghiên cứu có điều kiện tự
    nhiên (ĐKTN) đa dạng, tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phong
    phú;nằm sát trung tâm thành phố Hạ Long, một trọng điểm của vùng
    động lực phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) phía bắc của đất nước.
    Những năm gần đây có nhiều dạng hoạt động kinh tế rất sôi động
    (khai thác than, xây dựng và đưa vào hoạt động cảng biển nước sâu
    Cái Lân, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp và đô
    thị hoá .) làm biến đổi mạnh các cảnh quan (CQ) và gây ô nhiễm
    môi trường (ONMT). Đặc biệt, làm gia tăng mạnh xói mòn, rửa trôi
    và gây bồi lắng vịnh Cửa Lục, làm thay đổi bất thường các CQ ngập
    nước, xuất hiện nguy cơ mất ổn định vịnh và sự phát triển kinh tế của
    khu vực. Do đó cần thiết thực hiện “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý
    cho việc sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh”
    nhằm góp phần xây dựng định hướng phát triển bền vững (PTBV) lưu
    vực vịnh.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ. Mục tiêu: Xác lập các cơ sở khoa học địa
    lý tổng hợp về tài nguyên, các điều kiện KTXH và môi trường cho
    định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
    môi trường (BVMT) lưu vực VCL. Nhiệm vụ: (i) Phân tích đặc điểm
    và vai trò của các yếu tố tự nhiên, KTXH đối với sự hình thành CQ
    khu vực; (ii) Lập bản đồ CQ lưu vực VCL và xác định các đặc trưng
    của chúng; (iii) Xác định độ bền vững chống xói mòn của các CQ
    trên lưu vực và mức độ bồi lắng ở các CQ ngập nước; (iv) Định hướng
    2
    tổ chức không gian sử dụng hợp lý các CQ và BVMT, đề xuất một số
    giải pháp thực hiện.
    3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi lãnh thổ: Toàn bộ diện tích lưu vực
    và VCL. Giới hạn khoa học: Nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa các
    CQ, mức độ xói mòn đất theo các CQ trên lưu vực và sự bồi lắng ở
    các CQ ngập nước, đề xuất định hướng sử dụng.
    4. Điểm mới của luận án: (1) Lần đầu tiên nghiên cứu địa lý tổng
    hợp lưu vực VCL trên quan điểm CQ và quan điểm lưu vực với vấn đề
    di chuyển vật chất thông qua quá trình xói mòn, rửa trôi và bồi lắng;
    (2) Xác định được cấu trúc và đặc điểm CQ, thành lập bản đồ CQ lưu
    vực VCL tỷ lệ 1: 50 000; (3) Đánh giá và xác định độ bền vững chống
    xói mòn của CQ, đặc biệt là CQ sau khai thác than (KTT) và độ bồi
    lắng trong VCL; (4) Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý
    tài nguyên nhằm chủ động quản lý các quá trình xói mòn, rửa trôi và
    bồi lắng.
    5. Luận điểm bảo vệ
    Luận điểm 1: Mối liên kết, tác động qua lại giữa tính phân hoá
    phức tạp của các điều kiện tự nhiên với tính đặc thù của khai thác và
    sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế rất sôi động đã hình thành các
    dạng cảnh quan và các tiểu vùng cảnh quan như những địa hệ thống,
    là đơn vị cơ sở cho tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và
    bảo vệ môi trường của lưu vực vịnh Cửa Lục.
    Luận điểm 2: Xói mòn, bồi lắng trong các cảnh quan là những
    nhân tố chính làm giảm tính ổn định của vịnh Cửa Lục, mà nguyên
    nhân sâu xa do sự gia tăng các hoạt động phát triển trên lưu vực và
    dưới vịnh; Tổ chức không gian trên cơ sở phân tích cảnh quan gắn với
    mục tiêu giảm thiểu xói mòn và bồi lắng vịnh là giải pháp tổng hợp
    3
    mang tính chủ động nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
    trường trong chiến lược phát triển bền vững lưu vực vịnh Cửa Lục.
    6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên
    cứu góp phần làm rõ cách tiếp cận tổng hợp trên cơ sở kết hợp tiếp
    cận lưu vực và tiếp cận phân tích CQ trong việc xác lập các căn cứ
    khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lưu vực
    VCL. ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là những tài
    liệu góp phần quan trọng đối với việc quản lý tổng hợp và thống nhất
    lưu vực VCL.
    7. Cơ sở tài liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sinh đã tham khảo các kết
    quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước có liên quan;
    Sử dụng kết quả của một số đề tài nghiên cứu mà tác giả trực tiếp
    tham gia những năm gần đây và những tài liệu khảo sát thực địa trong
    quá trình thực hiện luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...