Luận Văn Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học một số kiến thức chương "cảm ứng điện từ" - vật lý

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời kỳ của sự bùng nổ tri thức và khoa học công nghệ. Để hòa nhập với tốc độ phát triển của nền khoa học và kỹ thuật trên thế giới đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng phải đổi mới nhằm đào tạo những con người có đủ kiến thức, năng lực, trí tuệ sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt làm chủ đất nước. Do vậy, Nghị quyết Trung ương II khoá VIII (12-1996) đã vạch ra phương hướng cho ngành giáo dục: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học .”.

    Thực hiện yêu cầu trên, những năm gần đây ngành giáo dục đào tạo nước ta không ngừng đổi mới SGK và sách tham khảo, trong đó có cả gợi ý về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh. Nhưng những thay đổi đó vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn bởi không ít giáo viên vẫn còn bảo thủ, chưa từ bỏ thói quen giảng dạy theo phương pháp cũ, dạy chay vẫn còn phổ biến. Ngoài ra, rất nhiều giáo viên còn chưa cập nhật lý luận về thiết lập sơ đồ tiến trình xây dựng đơn vị kiến thức, chưa biết cách tự xác định mục tiêu dựa trên mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng, điều kiện để tạo tình huống vấn đề và cách định hướng của giáo viên trong hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh. Do đó, học sinh ít tự lực suy nghĩ, thiếu tính độc lập sáng tạo, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới dạy học vật lý ở trường THPT.

    Trong chương trình giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông thì một số kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” là không quá khó, nhưng kiểu dạy học thông báo, áp đặt hiện nay không phát huy được khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Nếu chỉ dạy học theo đúng nội dung SGK thì chưa kích thích được hứng thú học tập của họcTheo yêu cầu đổi mới, việc thiết kế bài học của GV phải chuyển từ thiết kế những hoạt động của GV trên lớp sang thiết kế những hoạt động của học sinh dưới sự điều khiển của GV. Khi thiết kế một bài học trước hết phải dựa vào mục tiêu dạy học nên giáo viên phải xác định rõ mục tiêu dạy học.

    Mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng là yêu cầu tối thiểu học sinh cần đáp ứng, bộc lộ sau bài học. Nếu người GV khi soạn tiến trình dạy học chỉ dựa vào mục tiêu đó thì chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, HS chưa được tham gia tích cực vào các hoạt động phát hiện và giải quyết các nhiệm vụ học tập, như thế thì không rèn luyện được tính tích cực, tự lực cho học sinh. Vì vậy, giáo viên cần phải biết cách tự xác định mục tiêu dựa trên mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

    Trước thực trạng đó, chúng tôi nhận thấy cần phải thiết kế các tiến trình dạy học theo mục tiêu đã đề ra sao cho nếu tổ chức dạy học theo tiến trình đó thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự chủ tìm tòi, giải quyết vấn đề học tập, đồng thời đảm bảo kiến thức mà học sinh tiếp thu là kiến thức sâu sắc, vững chắc.

    Với mong muốn làm rõ sự cần thiết phải xác định được mục tiêu khi thiết kế bài học và góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Vật lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDHVL ở trường phổ thông chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu dạy học các kiến thức: Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch kín (khung dây) chuyển động trong từ trường. Sự xuất hiện suất điện động cảm ứng trong một mạch kín khi từ thông biến thiên nói chung - Hiện tượng cảm ứng điện từ chương "Cảm ứng điện từ" - Vật lí 11 nâng cao ".

    2. Mục đích nghiên cứu:

    Xác định được mục tiêu dạy học theo yêu cầu đổi mới đối với một số kiến thức chương "Cảm ứng điện từ” –vật lí 11 nâng cao và thiết kế được phương án dạy học thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

    3. Đối tượng nghiên cứu:

    - Nội dung kiến thức và mục tiêu cần đạt được ở học sinh trong tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cảm ứng điện từ ”- Vật lý 11 nâng cao .

    - Hoạt động của GV và HS khi dạy và học các kiến thức nêu trên.

    4. Giả thuyết khoa học của đề tài:

    Việc xác định mục tiêu dạy học cụ thể dựa theo sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lý 11 nâng cao cùng với việc đảm bảo các điều kiện cần để tạo tình huống có vấn đề và sử dụng kiểu định hướng khái quát chương trình hoá hoạt động học cho phép thiết kế được tiến trình dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

    - Nghiên cứu quan điểm hiện đại về dạy học, cơ sở lí luận của việc tổ chức quá trình dạy học phỏng theo tiến trình khoa học giải quyết vấn đề, tổ chức tình huống dạy học và các định hướng của giáo viên trong hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức .

    - Nghiên cứu tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chương trình vật lý lớp 11 nâng cao, nội dung của bộ SGK vật lý và Sách giáo viên vật lý lớp 11 nâng cao.

    - Nghiên cứu các tài liệu khoa học về phần “Cảm ứng điện từ”. Thiết lập sơ đồ cấu trúc nội dung và sơ đồ phát triển mạch kiến thức chương “Cảm ứng điện từ”- Vật lí 11 nâng cao. Xác định mục tiêu học tập (bao gồm mục tiêu quá trình học và mục tiêu kết quả học), soạn thảo tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức trong chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lý 11 nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh theo tiến trình giải quyết vấn đề xây dựng kiến thức .

    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo theo mục tiêu đã xác định nhằm bổ xung hoàn thiện phương án dạy học theo mục tiêu của đề tài.

    6. Phạm vi nghiên cứu:

    - Nghiên cứu chương" Cảm ứng điện từ"- Vật lí 11 nâng cao.

    - Tập chung nghiên cứu xác định và thực hiện mục tiêu một số kiến thức Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch kín (khung dây) chuyển động trong từ trường. Sự xuất hiện suất điện động cảm ứng trong một mạch kín khi từ thông biến thiên nói chung - Hiện tượng cảm ứng điện từ chương" Cảm ứng điện từ"- Vật lí 11 nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới

    7. Phương pháp nghiên cứu:

    Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

    - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học vật lí làm cơ sở định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu vật lí: SGK, sách giáo viên Vật lí 11 nâng cao, mà trọng tâm là phần "Cảm ứng điện từ" nhằm định hướng cho việc thực hiện các mục đích nghiên cứu.

    - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Dự giờ, quan sát, điều tra về việc dạy học phần "Cảm ứng điện từ" ở một số trường THPT, về mục tiêu và tiến trình trong giáo án của GV khi dạy phần kiến thức này.

    - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Từ đó rút kinh nghiệm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện tiến trình dạy học đã soạn thảo.

    - Phương pháp thống kê toán học: Để xử lí kết quả của bài kiểm tra, từ đó đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

    8. Đóng góp của đề tài

    - Thông qua việc thiết kế các tiến trình dạy học các kiến thức cụ thể làm

    sáng tỏ và cụ thể hoá cơ sở lý luận của việc tổ chức tình huống học tập và định hướng hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh.

    - Thiết lập được sơ đồ cấu trúc nội dung và sơ đồ phát triển mạch kiến thức xây dựng trong chương "Cảm ứng điện từ", cho phép hình thành được các kiến thức nêu trên.

    - Thiết lập được sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng một số kiến thức cụ thể cần dạy phù hợp với trình độ của học sinh. Trên cơ sở đó thiết kế mục tiêu dạy học theo hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

    - Xây dựng được phương án dạy học từng đơn vị kiến thức nói trên với nội dung và phương pháp dạy học khả thi thực hiện mục tiêu đã xác định đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả dạy học chương trình mới.

    - Cải tiến được thí nghiệm dùng kiểm nghiệm được: Sự xuất hiện suất điện động cảm ứng trong một mạch kín khi từ thông biến thiên nói chung - Hiện tượng cảm ứng điện từ.

    9. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:

    - Chương I: Tổng quan và cơ sở lí luận của đề tài.

    - Chương II: Phân tích nội dung, Thiết kế mục tiêu và hoạt động dạy học một số kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lý 11 nâng cao).

    - Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...